
Xã An Hòa triển khai thực hiện mô hình “3 giảm, 2 không về ANTT”đại diện các dòng họ ký kết giao ước thi đua (Ảnh TL)
Chi họ Tô làng Nội Tạ, xã An Hòa, huyện Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng là một chi họ đông nhất trong các chi Họ Tô huyện Vĩnh Bảo. Nội Tạ trước Cách mạng tháng Tám thuộc xã Lý Nhân, tổng Bắc Tạ, phủ Vĩnh Bảo, tỉnh Hải Dương. Từ ngày 21/8/1947 xã Lý Nhân gồm Nội Tạ, Tạ Ngoại, Thượng Đồng, hợp nhất với xã Liên Giang gồm An Lãng, Kênh Hửu, Xuân Cốc đổi thành xã An Hòa, huyện Vĩnh Bảo. Nội Tạ trước kia hoang hóa, dân cư thưa thớt, nay dân cư đông đúc với trên 300 hộ và hơn 2000 nhân khẩu. Nội Tạ có nhiều dòng họ sinh sống nhưng chủ yếu là người Họ Tô chiếm trên 70% dân số. Nội Tạ có nghĩa ở giữa của các Tạ như: Bắc Tạ, Nam Tạ, Tây Tạ, Trung Tạ.
Chi Họ Tô Nội Tạ được hình thành đến nay trên dưới 300 năm. Khởi tổ là Cụ Tô Đại Hiền, tên đúng là Tô Phúc Trực. Cụ đến lập nghiệp tại làng Nội Tạ và kết duyên với người con gái họ Nguyễn Thắng. Cụ có 3 người con trai (con gái chưa rõ)
1. Tô Bá Chính tự là Tô Công Tự Phúc Chính
2. Tô Bá Trực tự là Tô Công Tự Phúc Trực
3. Tô Bá Thực tự là Tô Công Tự Phúc Thực
Cụ Khởi tổ Tô Đại Hiền được bổ làm quan và được một viên quan đại thần ở triều đình gả quận chúa cho. Và quận chúa lại chịu nhận làm thứ. Theo chuyện kể lại khi quận chúa bụng mang dạ chửa, cụ đưa về quê để ra mắt bà cả và gia đình. Khi về đến gần nhà, cụ để bà quận chúa nghỉ tại một cái quán ở đầu làng Nghĩa Lý, xã Hiệp Hòa huyện Vĩnh Bảo (cách nhà chưa đầy 3km). Sau khi thưa chuyện với gia đình để sáng hôm sau đón quận chúa về, nhưng đêm hôm đó trời bỗng dưng nổi phong ba bão táp, quán đổ bà đã qua đời. Sáng hôm sau gia đình lên đón thì xác quận chúa đã bị mối xông đắp thành mộ chỉ còn lại hai bàn chân. Thấy sự lạ, sau này làng Nghĩa Lý lập làmThành hoàng làng và gọi là Anh Linh Thổ Kỳ. Mộ bà đã được ông Tịu ở Thành phố Hồ Chí Minh bỏ tiền của ra tu bổ tôn tạo vào năm 1990.
Cụ tổ Tô Đại Hiền từ đâu đến, có thể khẳng định: Cụ từ Họ Tô Thượng Tầm, xã Đông Hoàng, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Vì trước kia Họ Tô Nội Tạ và Họ Tô Hà Cầu (xã Đồng Minh quê của cụ Tô Phú Vượng) cứ đến ngày 9 tháng Giêng vào Thượng Tầm để thắp hương. Kỵ nhật Khởi tổ Tô Đại Hiền là ngày 8 tháng Giêng âm lịch. Nhưng con cháu Họ Tô tổ chức cúng tế vào ngày 7 tháng Giêng âm lịch hàng năm.
Chi Họ Tô Nội Tạ có hơn 400 khẩu sinh sống phần lớn ở làng, một số làm ăn công tác ở nội thành Hải Phòng, Quảng Ninh, Lạng Sơn, Yên Bái, Lào Cai, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh . . . Đời sống người Họ Tô Nội Tạ ngày càng khấm khá. Vì vậy đến nay họ đã hoàn thành 3 công trình mà Hội đồng Họ Tô Việt Nam đề ra: Viết được tộc phả, xây dựng được phần mộ cụ Tổ và làm được Từ đường.
Việc học hành của con cháu được quan tâm. Thời kỳ phong kiến nhiều người làm chánh, phó tổng, tiên thứ chỉ, bá bộ, lý trưởng và có cụ Tô Bá Hoàn (đời thứ 3) được bổ nhiệm chức Điển ty kiêm nhị huyện (có sắc phong).
Từ Cách mạng tháng Tám đến nay: Người Họ Tô Nội Tạ tích cực tham gia cách mạng, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ, chi họ có 65 người đi bộ đội. Trong đó có 11 liệt sĩ và 10 thương binh.
Hiện tại, chi họ có 55 người tốt nghiệp đại học và 21 cháu đang học Đại học. Trong đó có 1 tiến sĩ, 7 thạc sĩ, 1 nhà giáo ưu tú, 1 nhà thơ, 1 phó tổng giám đốc.
Người Họ Tô Nội Tạ sống đoàn kết, hết lòng xây dựng họ tộc và cộng đồng đó là một truyền thống tốt đẹp đã và đang được phát huy góp phần làm vẻ vang cho họ Tô Việt Nam.
Tô Bá Thăng (Trưởng Hội đồng gia tộc)
- CHI HỌ TÔ VĂN THÔN YÊN THÁI, XÃ ĐÔNG YÊN, HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI
- HỌ TÔ ẤP CÁI TRÁM A2, XÃ LONG THẠNH, HUYỆN VĨNH LỢI, TỈNH BẠC LIÊU
- Chi Họ tô thôn Bảo Hà, Xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng
- Chi Họ Tô xã Bình Phước, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi tại tỉnh Bình Phước
- Chi Họ Tô thôn Xuân Bảng, xã Quảng Long, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hóa
- Họ Tô xã Bình Minh, huyện Thăng Bình, tỉnh Quảng Nam
- HỌ TÔ PHƯỜNG PHONG CỐC, THỊ XÃ QUẢNG YÊN, TỈNH QUẢNG NINH
- Chi Họ Tô xã An Bình Huyện Long Hồ, tỉnh Vĩnh Long
- Chi Họ Tô Hiến làng Đông Thượng, xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, thành phố Hà Nội
- CHI HỌ TÔ XÃ ĐỒNG VĂN, HUYỆN THANH CHƯƠNG, TỈNH NGHỆ AN
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐÃ GÓP TIỀN LÀM SÁCH HỌ TÔ VIỆT NAM TRONG QUÝ IV-2013
- Chúc văn mừng Hội nghị Họ Tô Hà Nội



