
Mẹ Tô Thị Thực sinh năm: 1893. Quê quán: Thị Trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận: Có chồng và hai con liệt sĩ: Lâm Kiết Định (chồng); Lâm Du Tranh; Lâm Văn Mấy
Một góc thị trấn Khánh Hải ngày nay (Ảnh TL)
Mẹ Tô Thị Thực sinh ra lớn lên trên thị trấn Khánh Hải, huyện Ninh Hải, Ninh Thuận trong một gia đình sống bằng nghề nông. Lớn lên Mẹ cùng ông Lâm Kiết Định xây dựng gia đình. Mẹ có tất cả năm người con (3 trai, 2 gái).
Năm 1930 khi Đảng cộng sản Việt Nam ra đời, dưới ngọn cờ đấu tranh của Đảng, phong trào cách mạng lan rộng khắp nơi. Người chồng của Mẹ, ông Lâm Kiết Định, sớm được giác ngộ tham gia cách mạng. Ở nơi quê nhà một mình Mẹ, ngày ngày tần tảo lao động nuôi con. Dẫu cuộc sống gian nan vất vả, bao nhiêu gánh nặng đè lên vai, nhưng Mẹ vẫn chịu đựng một mình nuôi con và mong ước cho các con khôn lớn nên người, tiếp bước truyền thống cha anh. Tổng khởi nghĩa 1945, độc lập chưa được bao lâu, niềm vui chưa trọn vẹn thì giặc Pháp lại quyết tâm xâm lược nước ta một lần nữa. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Hồ Chủ Tịch vang vọng khắp nơi, Mẹ lại động viên tiễn chồng và các con lên đường cứu nước. Chồng và các con của Mẹ lần lượt ra đi và đã anh dũng hy sinh trong khi làm nhiệm vụ.
Ông Lâm Kiết Định, trong một lần về lấy tin tức ở cơ sở tại thị trấn Khánh Hải bị sa vào ổ phục kích của địch, ông đã anh dũng hy sinh tháng 4 năm 1949. Chứng kiến người chồng thân yêu ngã xuống ngay trên mảnh đất quê hương, Mẹ đau lắm, lòng căm thù bùng lên trong trái tim của Mẹ. Những cái gùi đựng đầy gạo, sắn, muối của Mẹ… Được che đậy bằng những bó hương, nải chuối, hay những lớp phân bò phủ đầy, luôn che mắt được quân thù và đến với những người kháng chiến.
Chiến tranh luôn tàn nhẫn và khắc nghiệt! Biết bao người, bao bà Mẹ, đưa tiễn các con đi, đều mong các anh “chân cứng đá mềm” mong sớm ngày hết bóng quân thù, trở lại đoàn tụ với gia đình, chỗ dựa cho các Mẹ lúc tuổi xế chiều. Thế nhưng điều mong ước nhỏ nhoi đó cũng bị cuộc chiến tàn nhẫn cướp đi. Tháng 6 năm 1954, người con trai Lâm Văn Mấy đã anh dũng hy sinh, nỗi đau chưa kip tan, thì tháng 2 năm 1955, anh Lâm Du Tranh - người con trai thứ hai của Mẹ lại ngã xuống. Đau thương tiếp nối đau thương, nhưng sự mất mát vẫn không khuất phục và xóa được niềm tin và hy vọng của Mẹ. Sức người có hạn, với những nỗi đau mất mát quá lớn đó, vào một ngày 1957, Mẹ đã nằm xuống, trái tim cao cả của một bà Mẹ Việt Nam đã ngừng đập.
Mẹ Thực ơi! Điều mong ước của Mẹ hôm nay, đã thành sự thật. Đất nước bây giờ đã sạch bóng quân thù. Đất nước đang một ngày một giàu đẹp và văn minh hơn. Tổ quốc luôn biết ơn và ghi công Mẹ. Có được ngày hôm nay, là có sự đóng góp to lớn của những người Mẹ như Mẹ Tô Thị Thực, những người Mẹ đã sinh ra những người con quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh. Với những đóng góp ấy, Mẹ Tô Thị Thực đã được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu cao quý: Bà mẹ Việt Nam Anh hùng. Tên Mẹ mãi được khắc vào bảng vàng của Tổ quốc Việt Nam.
Tô Hồng Long (Theo Ninh Thuận)
- Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thu hút ít nhất 100 chuyên gia hàng đầu về nước làm việc
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Cán bộ phải đặt mình trong niềm phấn khởi chung của nhân dân
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết công tác phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
- Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh
- Tổng Bí thư: Hàng lối đã ngay ngắn, cả dân tộc cùng hành quân vươn tới tương lai
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: "Sức mạnh của đoàn kết"
- Đại tướng Phan Văn Giang: Trong tình trạng khẩn cấp, quân đội phải đứng ra gánh vác
- Tổng Bí thư Tô Lâm dự Lễ khởi công xây dựng đền thờ Đức vua Ngô Quyền
- Tổng Bí thư Tô Lâm làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Bình và Quảng Trị
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



