
Nhiếp ảnh gia Tô Thanh Tân
Hai lần thi trượt Đại học Sân khấu Điện ảnh, ra trường với tấm bằng cử nhân khoa Môi Trường- Đại học Tự Nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) nhưng Tô Thanh Tân hiện nay vẫn được biết đến như ông trùm trong làng nhiếp ảnh showbiz. Bên cạnh đó, anh còn phụ trách công việc truyền thông và quản lý quán cafe nhỏ của mình trên đường Mai Hắc Đế (Hà Nội).
Cuộc trò chuyện giữa phóng viên và nhiếp ảnh gia Tô Thanh Tân trong quán cafe của anh với những bộ bàn ghế trắng phau, bên những cuốn sách trong “Tủ sách đổi đời” được cắt đặt ngay ngắn để khách hàng có thể vừa uống cafe vừa nghiền ngẫm.
Một trong những ý tưởng Tô Thanh Tân tâm đắc trong bộ sách là đoạn mở đầu trong cuốn Quốc gia khởi nghiệp, thông điệp này có phần tương đồng với những bước đường sự nghiệp “không giống ai” của anh. Đó là: Mỗi quốc gia, mỗi con người đều cần có con đường đi riêng để phát triển.
Mọi con đường đều xuất phát từ ý chí tự lực
* Học ngành Môi trường, thành công với nhiếp ảnh truyền thông, con đường khởi nghiệp của cá nhân anh có vẻ có nhiều bước ngoặt?
- Từ thời thơ bé, tôi đã ước mơ trở thành diễn viên nên khi tốt nghiệp trung học phổ thông, tôi thi Đại học Sân khấu Điện ảnh. Song, tôi thi hai năm không được, cơ duyên của tôi với điện ảnh không thành.
Nhưng, tôi chưa từ bỏ niềm đam mê với sáng tạo cái đẹp. Ngay trong năm thứ 2 Đại học Tự nhiên (khi tôi vừa hay tin thi trượt Đại học Sân khấu Điện ảnh lần 2 và quyết định không thi lại) tôi bắt đầu cộng tác cho các tờ báo. Công việc đầu tiên là làm phát hành, chuyển báo tới các sạp báo.
Ba tháng lương đầu tiên tôi dành để mua một chiếc máy ảnh cơ, chụp bằng phim, máy Zenit. Đến tận bây giờ, tôi nghĩ quyết định mua một chiếc máy cơ năm 2002 ấy là may mắn với tôi. Vì tiếp xúc với máy cơ trước nên tôi học nhiếp ảnh khá căn bản.
Thời buổi ấy, người ta vẫn nói đùa, nếu muốn làm ai khánh kiệt, hãy đưa cho anh ta cái máy ảnh. Những ngày đầu học nhiếp ảnh, tôi lang thang bờ Hồ, rồi lên Sa Pa tập chụp bố cục, tốn không biết bao nhiêu cuộn phim.
Song sự tốn kém đó không làm tôi nao lòng, ngay từ những ngày phải tính toán cân bằng tiền sinh hoạt với tiền mua phim chụp ảnh, tôi vẫn có niềm tin rất mạnh rằng mình đang đi đúng hướng.
Năm 2005 tôi ra trường và quyết định không đi theo con đường bố mẹ đã sắp đặt trước. Bố mẹ tôi muốn tôi vào một vị trí viên chức nhà nước liên quan tới tấm bằng Đại học. Rồi tôi sẽ trở thành một viên chức mẫn cán tới lúc về hưu. ..
Trước khi ra trường tôi đã cộng tác cho một công ty truyền thông quảng cáo. Khi ra trường, tôi được cử vào văn phòng đại diện trong TP. HCM. Rồi tôi đi chụp minh họa cho các sản phẩm, tờ báo liên quan tới truyền thông của công ty...
Năm 2006 bộ ảnh thời trang đầu tiên của tôi được đăng báo. Sau đó, tôi không dùng máy Zenit nữa mà đổi lần lượt sang các dòng máy số: Nikon D70, D70s, D80... Cũng từ thời điểm đó, tôi bén duyên với chụp ảnh người mẫu.
* Nhìn từ chặng đường của mình, anh thấy chìa khóa của mọi con đường khởi nghiệp là gì?
Theo tôi, mọi con đường phải xuất phát từ ý chí tự lực. Phải mạnh mới chủ động quyết định mọi phương hướng cuộc đời. Nếu tôi sống ăn bám bố mẹ, có lẽ, tôi không đủ dũng cảm để đi con đường của riêng mình.
Chúng ta cần ý thức rõ: mình sống cuộc sống của mình chứ không sống cuộc sống của người khác. Khi tôi làm truyền thông, làm ảnh, làm quán cafe của riêng mình, tôi không thấy mệt mỏi. Và các bạn trẻ cũng sẽ vậy nếu làm công việc các bạn đam mê.
Nhiếp ảnh gia Tô Thanh Tân và Hoa hậu Ngọc Hân cùng đồng hành tại hành trình tặng sách Đổi đời của Trung Nguyên
hải biết xấu hổ mới vững bước được!
* Trong quán cafe của anh, các bàn đều có rất nhiều sách trong “Tủ sách đổi đời”. Anh nghĩ sao về tâm huyết của những người làm sách để tặng này?
- Những cuốn sách trong bộ sách không phải sách mới so với giới trẻ. Song bộ sách có điều đặc biệt khi nó gửi gắm tâm huyết của người tặng. Khi mọi người đọc kỹ lời mở đầu của từng cuốn sách do ông Đặng Lê Nguyên Vũ viết, mọi người sẽ cảm nhận được tấm lòng của người tặng sách.
Cuốn sách Khuyến học (một trong những cuốn sách thuộc “Tủ sách đổi đời”) là một trong những cuốn sách gối đầu giường của thanh niên Nhật Bản một thời. Quay lại với người Việt, chúng ta đã bao giờ có cuốn sách gối đầu giường như kim chỉ nan trong cuộc sống?
Chúng ta chưa bao giờ có những cuốn dạng này và “Tủ sách đổi đời” đang góp sức làm điều đó. Đây là những cuốn sách phải đọc, ngẫm để tìm thấy đường hướng đúng đắn cho bản thân mình.
* Anh có vẻ ấn tượng với cuốn Khuyến học?
- Tôi thích cuốn Nghĩ giàu làm giàu hơn vì nó dễ đọc và có thể hấp thụ nhanh. Song nếu nhận định khách quan, Khuyến học là cuốn sách bổ ích hơn với cộng đồng, đặc biệt là những người trẻ.
Một cuốn sách viết hơn 100 năm trước song khi đọc lại tình cảnh ý chí Nhật, tinh thần Nhật cũng như những vấn nạn trong lòng xã hội nước Nhật lại có nhiều điểm tương đồng với xã hội ta hiện tại.
Điều này sao không khỏi buồn và xót xa cho được. Nhưng, buồn không phải vò đầu bứt tai trong bất lực mà phải thấy xấu hổ để vươn lên.
Thực ra, tôi vẫn nghĩ xã hội Việt Nam đi sau Nhật rất nhiều. Vấn đề chúng ta có dám nhìn thẳng vào không? Chúng ta có tự ái cá nhân, tự cao quá lớn, chúng ta không chịu xấu hổ. Cũng chính vì nhận thức như thế nên chúng ta không chủ động vươn lên được.
Khi chúng ta gạt bỏ niềm tự hào thái quá của mình đi để hấp thụ tri thức nhân loại, xác định rõ mình đang đứng ở đâu và tìm con đường của riêng mình. Nếu làm được vậy, tôi nghĩ, chúng ta sẽ vững bước trên con đường phát triển.
* Cám ơn anh về cuộc trò chuyện!
“Tôi đang cải tạo quán cafe của mình thành không gian sách. Những giá sách lớn đã được đặt và sẽ được dựng trên các bức tường trong quán trong thời gian tới, trong đó sẽ có thêm những “Cuốn sách đổi đời”. Tôi mong đây sẽ là không gian gây dựng thói quen đọc hàng ngày trong cộng đồng. Và quán hàng nhỏ này cũng là nơi để cộng đồng yêu sách trao đổi quan điểm, cảm nhận về sách” - Nhiếp ảnh gia Tô Thanh Tâm. |
Phạm Mỹ (Thể thao & Văn hóa)
- Tổng Bí thư: Tăng cường kiểm tra, giám sát việc sắp xếp cán bộ, tổ chức bộ máy
- Anh hùng Tô Đức Thắng Kiên cường, bản lĩnh, nhân văn trên trận tuyến phòng, chống tội phạm
- Đừng khoác lại “chiếc áo” chật hơn cho xuất khẩu gạo
- Sinh viên Tô Thị Hà Vy, Lớp DHKT17A9HN – Một tấm gương sáng trong CLB Tuyên truyền và thực hiện Văn hóa học đường sinh viên.
- Tổng Bí thư Tô Lâm yêu cầu thu hút ít nhất 100 chuyên gia hàng đầu về nước làm việc
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc khi vận hành bộ máy mới
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Cán bộ phải đặt mình trong niềm phấn khởi chung của nhân dân
- Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì hội nghị sơ kết công tác phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
- Lễ kỷ niệm 110 năm Ngày sinh Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh
- Tổng Bí thư: Hàng lối đã ngay ngắn, cả dân tộc cùng hành quân vươn tới tương lai
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



