
Tô Gĩ (Lê Giản) – Bộ trưởng công an đầu tiên
Tô Gĩ (tên bí danh công tác là Lê Giản) sinh năm 1913 trong một gia đình nhà nho nghèo tại đất địa linh nhân kiệt: làng Xuân Cầu, xã Nghĩa Trụ, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên.Thời thơ ấu cùng Tô Hiệu theo học các lớp tiểu học ở trường làng. Sau đó mẹ mất sớm, ông phải ra Hà Nội nhờ một người bà con buôn bán tơ lụa nuôi cho ăn học và giúp đỡ công việc vặt trong nhà.
Những năm 1926-1929, ông tham gia phong trào đấu tranh yêu nước của “học sinh đoàn”, một tổ chức của Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội, sau trở thành Đông dương Cộng sản Đảng và được kết nạp vào Đảng năm 1929.
Năm 1930 được Tô Chấn bố trí vào Nam hoạt động yêu nước cùng với Tô Hiệu, Tô Quang Đẩu là những anh em họ, cùng là hậu duệ 4 đời của cụ tổ Đốc Nam Tô Ngọc Nữu.
Năm 1931 từ Nam Kỳ trở lại miền Bắc, sau đó cùng gia đình chuyển xuống sinh sống ở Hải Phòng và tham gia hoạt động cách mạng ở đây.
Năm 1940 bị đế quốc Pháp bắt đầy lên Sơn La, cho đến tháng 6/1941 thì bị đầy đi Madagascar.
Tại đây ông cùng một số đồng chí khác được tình báo Anh(lúc đó là phe Đồng minh chống phát xít) tuyển chọn và huấn luyện.
Năm 1944, ông cùng một số đồng chí khác được tình báo Anh thả dù xuống Cao Bằng Ông mang điện đài, tài liệu, tiền và vũ khí về cho Ðảng, được chủ tịch Hồ Chí Minh giao cho việc thành lập ngành công an.
Ông làm Tổng giám đốc Nha công an trung ương (tương đương Bộ trưởng công an) từ năm 1946 cho đến năm 1953. Thời kỳ này ông có công lao to lớn trong việc chỉ đạo ngành công an bảo vệ chính quyền non trẻ, đặc biệt chỉ đạo phá vụ án Ôn Như Hầu nổi tiếng năm 1946.
Từ đó cho đến năm 1978, ông công tác trong ngành toà án giữ chức vụ Phó chánh án Toà án nhân dân tối cao.
Những năm 80 và 90 của thế kỷ trước, ông đã viết nhiều bài báo và tham luận góp ý kiến với lãnh đạo về các vấn đề chính trị, về dân chủ. Ông có uy tín rất lớn trong những người cộng sản thế hệ già.
Ông mất ngày 20 tháng 10 năm 2003, tại Hà Nội, hưởng thọ 91 tuổi, ông được Đảng và nhà nước truy tặng huân chương Hồ Chí Minh.
Là một chiến sĩ cách mạng tiền bối với 74 năm tuổi Đảng, ông đã trọn đời cống hiến cho cách mạng cho dân tộc.
Đối với họ Tô, ông là người rất tâm huyết, là thành viên sáng lập và là trưởng ban danh dự Ban liên lạc họ Tô Việt Nam đầu tiên.
Tô Quyết Tiến
- Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
- Nữ thủ lĩnh ngày ngày “dụ” bạn trẻ đi làm, hướng nghiệp
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Phát huy thế mạnh để vùng đất Quảng - Đà vươn ra biển lớn, xứng tầm quốc gia và quốc tế
- Tổng Bí thư Tô Lâm: “Dữ liệu là trung tâm của chuyển đổi số”
- Tổng Bí thư Tô Lâm: "Không để cán bộ vừa mới quy hoạch, bổ nhiệm lại bị xử lý"
- Tương lai cho thế hệ vươn mình - Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
- Tổng Bí thư Tô Lâm: “Thời cơ vàng” để tinh gọn tổ chức bộ máy
- Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng, Tô Lâm - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng
- PGS.TS Tô Văn Hòa: Việc tinh gọn bộ máy theo hướng không tổ chức cấp huyện là bước đi quan trọng
- Tổng Bí thư Tô Lâm: Ưu tiên của Việt Nam là nỗ lực cùng ASEAN tiếp tục xây dựng cộng đồng vững mạnh, đoàn kết
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



