
Lật giở lại những trang lưu niệm mà bạn bè, anh em đã từng làm thơ tặng nhà báo, liệt sỹ Tô Chức, bà Tô Hồng Vân - em gái liệt sĩ Tô Chức - không khỏi bùi ngùi xúc động. Tuy không còn lưu lại được nhiều kỷ vật nhưng những ký ức về nhà báo - liệt sỹ Tô Chức - người con của quê lúa Thái Bình vẫn còn vẹn nguyên trong ký ức bà và mọi người trong gia đình.
Nhà báo - liệt sỹ Tô Chức sinh ngày 25/8/1936 tại Thái Bình. Năm 1962 ông về làm việc ở Đài Tiếng nói Việt Nam và đến năm 1966, ông xung phong đi công tác ở chiến trường Bắc Lào trong thời gian hơn 4 tháng. Sau đó, ông tiếp tục tình nguyện xin vào chiến trường Trị - Thiên. Ngày 16/8/1968, nhà báo Tô Chức tham gia chống càn ở Quảng Thái, huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế ngày nay. Khi hầm trú ẩn đã bị lộ, ông cùng một đồng đội bật nắp hầm xông lên chiến đấu trực diện với quân thù và đã anh dũng hy sinh ở tuổi 32.
Dù hy sinh khi tuổi đời còn rất trẻ nhưng các tác phẩm báo chí mà nhà báo Tô Chức để lại như một minh chứng cho sự đóng góp cống hiến quên mình của tuổi trẻ cho cuộc cách mạng của dân tộc. Có thể nói, mỗi chuyến đi của nhà báo Tô Chức là một thử thách về lòng quả cảm, không chỉ ở sự ác liệt của bom đạn mà đó là tinh thần dấn thân, dám nghĩ dám làm. Chính vì vậy, trong những năm tháng hoạt động ở chiến trường ác liệt, nhà báo Tô Chức được bà con cô bác trìu mến gọi là “Chú Hai Đài Bác Hồ”.
Kỷ niệm 78 năm ngày thành lập Đài Tiếng nói Việt Nam, nhớ về liệt sĩ Tô Chức là nhớ về tấm gương hi sinh của một nhà báo anh hùng./.
Sưu tầm : http://vovdulich.vn
- Vĩnh biệt người “Chiến sĩ Rừng Rong” Tô Văn Ri: Gần trăm tuổi vẫn canh cánh bên lòng nhiệm vụ xây dựng Đảng
- Tiếp sức cho học sinh có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn
- Cô giáo giỏi chuyên môn, giàu nhiệt huyết với phong trào
- Tướng công an tuyên bố xử nghiêm kẻ tung tin thất thiệt, tác động tiêu cực đến an ninh kinh tế
- Đại biểu chất vấn việc phim “Đất rừng phương Nam”, hoa hậu Ý Nhi bị cộng đồng mạng bạo hành
- Xuất ngoại học nghề, nông dân Đà Lạt đưa rau đến Nhật Bản, Hàn Quốc
- Những đại án hình sự, kinh tế cho thấy sự xuống cấp về văn hóa và đạo đức
- Đại tướng Tô Lâm: Chuyển đổi số tạo xã hội minh bạch, đẩy lùi tội phạm
- Thầy giáo làng và giấc mơ thời hội nhập
- Chị Tô Thị Tám - Chi Hội trưởng tâm huyết với phong trào phụ nữ
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐÃ GÓP TIỀN LÀM SÁCH HỌ TÔ VIỆT NAM TRONG QUÝ IV-2013
- Chúc văn mừng Hội nghị Họ Tô Hà Nội



