
Tết Đoan Ngọ là ngày lễ lớn trong năm.
Tết Đoan Ngọ (hay còn gọi là Tết diệt sâu bọ) là ngày lễ lớn trong năm, thể hiện mong muốn xua tan xui xẻo, cúng cầu mùa màng bội thu.
Tết Đoan Ngọ hay còn gọi là Tết Diệt sâu bọ, là một trong những ngày lễ được quan tâm cúng cầu.
Tết Đoan Ngọ diễn ra vào mùng 5.5 âm lịch. Năm nay, Tết Đoan Ngọ sẽ rơi vào ngày 3.6.2022 dương lịch.
Truyền thuyết kể rằng, có một ông lão tên là Đôi Truân đã giúp nông dân giải được nạn sâu bọ trong vụ mùa bằng cách lập đàn cúng gồm có bánh tro, trái cây, sau đó ra trước nhà mình vận động thể dục. Đuổi được hết sâu bọ, dân đã đặt ngày Tết Đoan Ngọ là ngày "Tết diệt sâu bọ" để tưởng nhớ và bày tỏ lòng biết ơn.
Người Việt xưa còn tin đây là ngày để loại bỏ sâu bọ trong cơ thể. Do đó, những thức quả có vị chua, chát như vải, mận thường được chọn để cúng Tết Đoan Ngọ.
Cách chuẩn bị mâm cúng Tết Đoan Ngọ
Theo truyền thống, mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ gồm các loại trái cây như vải, mận; rượu nếp, cơm rượu nếp, bánh gio (bánh ú tro, bánh tro)... Ngoài ra còn cần chuẩn bị hương, hoa, vàng mã tùy vào văn hóa, phong tục của từng miền.
Cơm rượu nếp trắng cũng là món ăn không thể thiếu trong mâm cúng của người dân miền Bắc.
Mâm cúng Tết Đoan Ngọ cơ bản bao gồm:
- Hương, hoa, vàng mã
- Rượu nếp
- Các loại hoa quả (mận, vải...)
- Bánh tro, bánh ú, cơm rượu nếp
- Xôi, chè
Vải hay mận là loại quả gần như bắt buộc phải có trong mâm cúng.
Ở miền Bắc, mâm cúng còn có thêm cơm rượu nếp cái hoa vàng hoặc cơm rượu nếp cẩm. Ngoài ra còn có rượu nếp, bánh tro giúp giải nhiệt cơ thể.
Bánh tro làm từ gạo nếp đã được ngâm trong nước tro, gói trong lá chuối. Đây là loại bánh dễ ăn, dễ tiêu, ngon hơn khi ăn cùng với đường hoặc mật.
Ở miền Trung, người dân còn cúng thêm cơm rượu, thịt vịt, chè kê.
Ở miền Nam, ngoài cơm rượu giống miền Bắc, mâm cúng còn có bánh ú, chè trôi nước ăn cùng nước đường. Người dân miền Nam thường mua vải thiều loại to, đẹp để cúng trong Tết Đoan Ngọ.
Thời gian cúng Tết Đoan Ngọ chuẩn nhất là từ 11 giờ đến 13 giờ trưa.
Chi Trần (Báo Lao động)
- Khung giờ vàng cúng Tết Đoan Ngọ 2025
- Chị Tô Cẩm Nhung - Thủ lĩnh Đoàn, đảng viên trẻ tiêu biểu, đầy nhiệt huyết
- Mứt khế chua của cô giáo Cần Thơ
- Lịch sử, ý nghĩa Ngày Quốc tế lao động và các hoạt động hưởng ứng tại Việt Nam
- Tết hàn thực, ngày 03 tháng 3 âm lịch
- XUÂN CHỜ
- BẾN QUÊ
- Vì sao “cúng cả năm không bằng Rằm tháng Giêng”
- Tết ông Công ông Táo 2025 là ngày nào dương lịch, nguồn gốc và ý nghĩa?
- Phát huy giá trị lịch sử, văn hóa và tiềm năng du lịch Đền Tô Thị Hoạn
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



