Mô hình chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học ở xã Đông Yên, Quốc Oai (Ảnh TL)
Họ Tô Hiến xưa kia cũng là Họ Tô Văn. Năm 1946 khi bầu cử Quốc hội, trong xã cũng có một chi Họ Tô Văn khác. Để có sự phân biệt, cử tri Hô Tô Văn này nhất loạt đổi sang Họ Tô Hiến và các đời Tô Hiến nối tiếp đến ngày nay.
Xã Đông Yên xưa kia là vùng đất linh thiêng có tên gọi là "Xa La trại nhị khu" - thuộc vùng trung du bán sơn địa.
Theo Ngọc phả đình làng Đông Thượng, xã Đông Yên, huyện Quốc Oai, thì "Xa La trại nhị khu" có từ trước Công nguyên, thời các Vua Hùng. Chuyện kể rằng, sau khi đánh thắng quân Thục Ai Lao (?), Vua Hùng Tuấn Vương phong tước và sắc phong cho Đại vương Dương Lộ Thượng tướng quân Đặng Long Uyên. Ngày về đại bản doanh Xa La để khao quân, Ngài tuyên bố: Từ nay về sau Miếu điện Xa La sẽ là nơi thờ phụng cha mẹ ta, cũng là nơi hương khói cho ta sau này. Cũng từ hôm nay đổi tên "Xa La trại nhị khu" thành làng Đông La Thượng và làng Đông La Hạ (nay gọi là Đông Thượng và Đông Hạ, cùng với Yên Thái thành xã Đông Yên).
Cũng từ đó, hai làng thờ chung một Thành hoàng làng gọi là "Anh cả và Em bé" (?) Đông La Thượng thờ thần vị, Đông La Hạ thờ sắc phong, lễ hội mở vào ngày sinh của Ngài là ngày 22 tháng Năm âm lịch.
Ở xã Đông Yên xưa có đến 4 chi Họ Tô: Đông Thượng có chi Họ Tô Hiến và Tô Văn; ở Đông Hạ và Yên Thái có 2 chi Họ Tô Văn. Trừ Họ Tô Văn ở Đông Thượng không có cùng huyết thống, còn 3 chi họ có thể có mối liên quan nhưng trước đây chưa chắp nối được. Đầu những năm 70 thế kỷ XX, các cụ Tô Văn Ty, Trưởng Họ Tô Hiến Đông Thượng; cụ Tô Văn Sợi, Trưởng Họ Tô Văn Đông Thái; cụ bà Tô Thị Đen, Trưởng nữ lập Họ Tô Văn Đông Hạ (cụ thân sinh là Tô Văn Khánh không có con trai) đã gặp nhau để bàn chuyện chắp nối. Qua trao đổi nhiều lần ba cụ đã nhận nhau là cùng huyết thống, nhưng chưa định được thứ bậc. Đến năm 1990, ba chi họ họp lại trao đổi, bàn bạc và xác định như sau:
+ Họ Tô Hiến làng Đông Thượng là cành Trưởng; Thủy tổ là Tô Hiến Kiên, mất ngày 3 tháng Giêng, cụ bà là Nguyễn Thị Lợi, mất ngày 11 tháng Giêng, cùng táng tại gò Chùa Con, thôn Đông Thượng.
+ Họ Tô Văn làng Yên Thái là cành Hai; Thủy tổ là cụ Tô Văn Thái, mất ngày 12 tháng Giêng, táng tại gò Sui làng Đông Hạ; cụ bà là Đỗ Thị Lực, mất ngày 19 tháng Bảy, táng tại gò Giữa, làng Đông Thái.
+ Chi họ Tô Văn làng Đông Hạ là cành ba; Thủy tổ là cụ Tô Văn Trung, mất ngày 15 tháng Giêng, cụ bà là Nguyễn Thị Lan, mất ngày 15 tháng Bảy, cùng táng tại gò Cây Rung, làng Đông Hạ.
Họ Tô Hiến làng Đông Thượng trước đây có một quyển tộc phả viết bằng chữ Hán - Nôm chép được nhiều đời, để ở nhà Trưởng tộc, nhưng năm 1950 nhà Trưởng tộc bị giặc Pháp đốt, nên tộc phả cùng những giấy tờ về việc họ cũng bị cháy hết.
Đến đời cụ Tô Hiến Thịnh là Tộc trưởng, khi lập lại Tộc phả, theo quy ước "Ngũ đại mai thần chủ" (con cháu chỉ thờ ngũ đại trở xuống, còn các cụ đời trước nữa thì chôn bài vị mà không thờ) nên chỉ chép cụ Tô Hiến Kiên là Thủy tổ. Vì vậy, Họ Tô Hiến làng Đông Thượng, xã Đông Yên nay mới đến đời thứ 10 tính từ Thủy tổ Tô Hiến Kiên; Chi họ có 80 hộ, 127 đinh và 384 khẩu.
Chi Họ Tô Hiến hiện nay có 2 cành; từ đời cụ Kiên đến đời thứ ba chỉ có 1 con trai (độc đinh); đời thứ ba sinh được 2 con trai là: Tô Hiến Trân và Tô Hiến Hưng thành Thế tổ của 2 cành hiện nay.
Con cháu chi Họ Tô Hiến chủ yếu sống ở quê và làm nông nghiệp; đời sống trung bình, không còn hộ nghèo; có 3 hộ đưa gia đình đi làm ăn và định cư ở thành phố Nam Định (tỉnh Nam Định), nội thành Hà Nội và tỉnh Sông Bé, mỗi nơi hiện nay có khoảng vài chục con cháu.
Chi họ có 30 người tốt nghiệp đại học, trong đó có 4 Thạc sỹ và Tiến sỹ. Trong hai cuộc kháng chiến của dân tộc, con cháu Họ Tô Hiến thôn Đông Thượng tích cực tham gia chống ngoại xâm, có 8 liệt sỹ chống Mỹ, có 1 Đại tá quân đội.
Năm 1996 chi họ xây dựng lại nhà thờ, năm 2007 tôn tạo lại phần mộ cụ Tô Hiến Kiên và cụ Nguyễn Thị Lợi.
Hàng năm làm lễ cúng Tổ vào ngày Thanh minh (mùng 3 tháng Ba âm lịch), con cháu đi xa về gần đều về dự và cũng là dịp họp mặt họ hàng.
Tộc trưởng hiện nay là ông Tô Hiến Lập (đời thứ 8, tính từ Thủy tổ Tô Hiến Kiên).
Trưởng ban điều hành là cụ Tô Hiến Lưỡng (đời thứ 7, tính từ Thủy tổ Tô Hiến Kiên)
Tô Hiến Lập và Tô Hiến Lưỡng
- Chi Họ Tô thôn Đon Chang, xã Thanh Long, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn
- CHI HỌ TÔ THÔN ĐOAN BÌNH, XÃ PHÚ GIA, HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH
- Chi Họ Tô thôn Đoài, xã Đồng Bài, huyện Cát Hải - Hải Phòng
- CHI HỌ TÔ THÔN ĐỊNH XUÂN, XÃ VĨNH QUANG, HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH
- Chi họ Tô thôn Danh Thượng, xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
- Họ Tô xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
- Chi họ Tô thôn Chín Hạ, xã Bắc An, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương
- CHI HỌ TÔ THÔN CHẤN, XÃ ĐỒNG BÀI, HUYỆN CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
- Chi họ Tô thôn Cảnh An 2, xã Phước Thành, huyện Tuy Phước, Bình Định
- Chi họ Tô thôn Báo Văn, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐÃ GÓP TIỀN LÀM SÁCH HỌ TÔ VIỆT NAM TRONG QUÝ IV-2013
Hôm nay : 126
Tháng hiện tại : 44867
Tổng lượt truy cập : 2687936