Khu lưu niệm nhà cách mạng liệt sĩ Tô Hiệu (Ảnh TL)
Đời thứ nhất: Thủy tổ Đạo Khoan
Ngài đậu Giám sinh trường Quốc Tử Giám, thời Lê Thần Tông, niên hiệu Vĩnh Tộ (1620) triều Hậu Lê.
Họ Tô chi cụ Đốc Nam trong gia phả không ghi rõ có tự bao giờ, chỉ biết cụ Đạo Khoan là người phát khoa đầu tiên nên thờ là Thủy tổ. Tính từ Thủy tổ Đạo Khoan đến hậu duệ hiện nay được 17 đời, với thời gian khoảng 400 năm.
Đời thứ 2: Cụ Phúc Cơ
Làm việc tại Tú Lâm Cục (cơ quan lo việc xuất bản)
Đời thứ 3: Cụ Thủ Cẩn
Sinh được 2 con trai: Chi trưởng và chi thứ
Đời thứ 4: Cụ Phúc Thông
Đời thứ 5: Cụ Ôn Hậu, tên húy là Tô Thuần. Cụ sinh năm Giáp Ngọ (1712) mất năm Bính Ngọ (1785) thọ 73 tuổi; đỗ Tam Trường thời Hậu Lê (1737). Cụ chân chất phúc hậu giỏi nghề làm thuốc, giữ chức vụ Thị hữu trung cung Thái y viện; dạy khoa y học ở phủ Trường Khánh. Cụ có 2 con trai là Tuyết Khê (Tô Hiến) và Đăng Trai (Tô Thản).
Cụ Đăng Trai Tô Ngọc Thản đỗ Nho sinh trúng thức (tức Cử nhân) khoa Quý Mão (1783). Con của cụ Đăng Trai là cụ Kim Giang (Tô Ngọc Huyền) đỗ Cử nhân khoa Qúy Dậu (1815).
Đời thứ 6: Cụ Tuyết Khê (Tô Hiến); Cụ sinh năm Canh Thân (1739); mất năm Nhâm Ngọ (1762); đô Hương Tiến (như Cử nhân); thi Hội mấy lần đều trúng Tam Trường, có bài thi Tứ Lục giỏi nhất trường thi; được bổ dụng Tri huyện Vĩnh Lại; sau được thăng chức Lang Trung Bộ Hộ. Cụ sinh được 2 người con trai: Con trai trưởng là cụ Phát Hiên, con trai thứ là cụ Đạm Khê. Con gái cụ có bà tên là Tô Thị Thường lấy cụ Quý Giang Nguyễn Gia Cát, đỗ Đệ nhị giáp tiến sỹ khoa Đinh Mùi (1786).
Đời thứ 7: Cụ Phác Hiên, tên huy là Tô Tiêu. Cụ sinh năm Đinh Dậu (1776), mất năm Đinh Dần (1842).
Năm Nhâm Tuất (1803) Cụ Quý Giang được vua Gia Long giao nhiệm vụ đi sứ nhà Thanh cầu phong. Cụ Phác Hiên đi theo đoàn của anh rể giữ chức thư ký cho phái bộ cầu phong. Cụ tính tình khoáng trực, lỗi lạc, sinh được một con trai là cụ Tô Ngọc Nữu.
Đời thứ 8: Cụ Đinh Phú, tên húy Tô Ngọc Nữu. Cụ sinh năm Đinh Sửu (1817), mất năm Kỷ Sửu (1889).
Cụ đỗ Cử nhân khoa Canh Tuất đời nhà Nguyễn (1850); năm Tân Hợi đi thi Hội đỗ Tú Trường, được bổ làm Giáo thụ phủ Trường Khánh, rồi Giáo thụ phủ Lý Nhân, Tri huyện Bình Lục, Giáo thụ phủ Nghĩa Hưng, giữ quyền Đốc học Nam Định trước khi về hưu. Cụ sinh được 4 con trai và 6 con gái, trong đó có:
Cụ Tô Mậu (1837 - 1861) sinh ra cụ Tô Xướng (1860 - 1888) đỗ Cử nhân khoa Bính Tuất (1886).
Cụ Tô Phát sinh năm Quý Mão (1842), mất năm Mậu Tý (1888), cụ sinh ra cụ Tô Y (Đinh Sửu 1877). Cụ Tô Y sinh ra Tô Tu, Tô Chấn, Tô Hiệu, Tô Thị Xuyến, Tô Thị Phúc. Cụ Tô Y mất năm Ất Mão (1915).
Cụ Tô Sinh sinh năm Mậu Thân (1847), mất năm Mậu Tý (1888). Cụ sinh được 3 con trai, 3 con gái; trong đó có cụ Tô Kỷ là thân sinh của ông Tô Quang Đẩu (đảng viên năm 1930, nguyên thứ trưởng Bộ Nội vụ, nay là Bộ Lao động thương binh và xã hội).
Cụ Bà Tô Thị Bảy vợ ông Tô Nguyên, là ông bà nội của ông Lê Giản (Tô Gĩ – đảng viên năm 1929, Bộ trưởng Công an đầu tiên của chính quyền cách mạng).
Cụ bà Tô Thị Tám vợ ông Nguyễn Đạo Khang, sinh được 5 trai, 2 gái, trong đó có ông Nguyễn Công Hoan (nhà văn nổi tiếng) và ông Nguyễn Công Miểu (Lê Văn Lương - Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư thành ủy Hà Nội).
Đời thứ 9: Cụ Tô Phát (1842 - 1888).
Đời thứ 10: Cụ Tô Y (1877 - 1915).
Đời thứ 11: Cụ Tô Tu, cụ sinh năm Tân Sửu (1901) mất năm Đinh Tỵ (1977).
Cụ Tô Y mất sớm khi cụ Tô Tu mới 14 tuổi, nên cụ Tô Tu “quyền huynh thế phụ” cùng với mẹ nuôi dưỡng các em. Trước năm 1945 cụ làm nghề Kế toán kiêm phiên dịch. Sau cách mạng tháng Tám thành công, cụ được cử làm Chủ tịch Ủy ban lâm thời và Chủ tịch Ủy ban kháng chiến xã Nghĩa Trụ. Từ năm 1947 – 1966 cụ là Trưởng phòng kế toán các công ty thương nghiệp. Năm 1966 cụ nghỉ hưu tại quê nhà. Cụ sinh được 14 người con trai và con gái, trong đó có 3 người có bằng Tiến sĩ (Tô Tường Vân, Tô Chính Thắng và Tô Ánh Dương), 1 người giữ hàm Bộ trưởng (Tô Duy).
Đời thứ 12: Con trai trưởng cụ Tô Khôi sinh năm 1923, mất năm 2012, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên là Vụ trưởng Bộ Công thương, 65 tuổi Đảng, Huân chương Độc Lập hạng Ba.
Con trai thứ Tô Duy, sinh năm 1927, mất 2007, cán bộ tiền khởi nghĩa, nguyên Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Vật gia nhà nước, được tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.
Con trai út của cụ Tô Tu: Tô Quyết Tiến, từ năm 1997 đến nay được dòng họ giao làm Trưởng ban đại diện, Trưởng ban quản lý Khu nhà thờ, phần mộ, tổ chức các hoạt động thờ phụng tâm linh.
Tô Quyết Tiến (đời thứ 12)
- Chi Họ Tô thôn Đon Chang, xã Thanh Long, huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn
- CHI HỌ TÔ THÔN ĐOAN BÌNH, XÃ PHÚ GIA, HUYỆN GIA VIỄN, TỈNH NINH BÌNH
- Chi Họ Tô thôn Đoài, xã Đồng Bài, huyện Cát Hải - Hải Phòng
- CHI HỌ TÔ THÔN ĐỊNH XUÂN, XÃ VĨNH QUANG, HUYỆN VĨNH THẠNH, TỈNH BÌNH ĐỊNH
- Chi họ Tô thôn Danh Thượng, xã Danh Thắng, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang
- Họ Tô xã Xuân Trường, huyện Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng
- Chi họ Tô thôn Chín Hạ, xã Bắc An, huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương
- CHI HỌ TÔ THÔN CHẤN, XÃ ĐỒNG BÀI, HUYỆN CÁT HẢI, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
- Chi họ Tô thôn Cảnh An 2, xã Phước Thành, huyện Tuy Phước, Bình Định
- Chi họ Tô thôn Báo Văn, xã Đồng Văn, huyện Yên Lạc, tỉnh Vĩnh Phúc
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐÃ GÓP TIỀN LÀM SÁCH HỌ TÔ VIỆT NAM TRONG QUÝ IV-2013
Hôm nay : 126
Tháng hiện tại : 44867
Tổng lượt truy cập : 2687936