GS Lê Văn Lan.
Cả về hiện tình, hiện trạng, hiện tại, lẫn tương lai có một cơ sở tiền đề đó là quá khứ. Tôi là người để tâm, tìm hiểu diễn đàn về quá khứ ấy trong số nhiều nhà nghiên cứu khác. Tôi muốn nói đôi điều về quá khứ ấy, đặc biệt trong quá khứ ấy có đôi nét đường mạch nào đó đã dẫn tới hiện tình, hiện trạng, hiện tại để rồi các thế hệ sau sẽ nói, sẽ bàn, sẽ làm về tương lai.
Theo tôi được biết, vấn đề của sông Tô Lịch bây giờ không chỉ có sự ô nhiễm mà còn là chuyện dòng chảy, nguồn nước. Chúng đã xem phim “Tất cả các dòng sông đều chảy”, tức là định nghĩa cho tất cả các dòng sông đều có thuộc tính chảy tự nhiên. Hiện tại bây giờ mặt sông Tô Lịch phẳng lặng như tờ, đây cũng là một vấn đề nghiêm trọng như sự ô nhiễm.
Nhân danh được thuỷ danh hóa
Ai cũng nghĩ Tô Lịch là thủy danh, tức là tên sông. Trong khoa học định danh học có phân ra nhân danh, sơn danh, địa danh, thủy danh... Tô Lịch nay được biết là tên sông và ai cũng nghĩ nó là thủy danh, nhưng suy đoán đó hoàn toàn sai.
Tên gọi sông Tô Lịch có nguồn gốc của một vị già làng họ Tô, tên Lịch, một vị đứng đầu “Long Đỗ hương” tức là làng gốc đầu tiên trên đất Hà Nội. Khi Hà Nội được tách ra từ vịnh Hà Nội, trên sự lầy lội đấy mới trồi lên một doi đất cao, được tôn gọi là núi "Rốn rồng” hay còn gọi là "Long Đỗ”.
Trên Rốn Rồng đó, ngôi làng đầu tiên được thiết lập và người đứng đầu của Hà Nội gốc đó chính là ngài Tô Lịch. Ngài Tô Lịch với chức trách lớn nhất trong làng và còn có nhiều phẩm chất đã được ghi vào các tài liệu chính sử quan phương là người giỏi quản lý đất đai, cư dân, có đức độ, ăn ở thuận hòa trong nội bộ gia đình và kết thân với hàng xóm láng giềng.
Đặc biệt, Ngài rất chăm lo cho người dân dưới sự quản lý của mình. Chính vì lẽ đó, Ngài trở nên nổi tiếng, khi mất đi (theo quan niệm của đương thời khoảng 2000 năm trước) được tôn làm thần, phong lên tới chức Thành hoàng Thăng Long, bảo vệ cho vùng đất của Ngài. Với tư cách là thần Thành hoàng làng đã cho dòng sông chảy uốn quanh đất dựng làng của Ngài mượn tên, và thủy danh sông Tô Lịch được khai sinh từ bấy giờ.
Như vậy, ngay từ lúc khai thiên lập địa, chúng ta đã có sự tích về nguồn gốc, sự hình thành tên của dòng sông Tô Lịch, đó là điều tốt lành và thăng hoa làm cho linh thiêng. Đó là bản chất đầu tiên của dòng sông Tô Lịch khi mới được khai sinh.
Sông Tô Lịch. Ảnh: Internet
Thủy chế sông Tô Lịch
Sau khi được hình thành, người phương Bắc đến đô hộ, đã nhân danh kẻ xâm lược, thống trị, đối đầu với người bản địa, đất bản địa, đó là thần Tô Lịch.
Dòng sông Tô Lịch có một vị trí vô cùng quan trọng. Vào cuối thế kỷ thứ VII, đầu thế kỷ thứ VIII, phương Bắc có cử tới đây một viên quan đô hộ cực kỳ hiểm ác, tham tàn đó là Trương Bá Nghi. Một hôm, ông này đứng trong tòa thành của mình xây trên làng Long Đỗ, nhìn thấy nước dòng sông Tô Lịch chảy ngược. Đây là một thuộc tính về lưu lượng, chuyển lưu, dòng chảy của con sông là chảy xuôi vào những mùa bình thường, nhưng khi mùa nước lên thì toàn bộ nước ở trong đồng lại dồn vào sông, do đó sông có dòng chảy ngược.
Người phương Bắc rất sợ chữ "ngược - nghịch” cho nên họ quy cho con sông có thuộc tính “nghịch thuỷ” bởi tất yếu dẫn đến sự bạo nghịch, tạo phản. Vì lý do đó, Trương Bá Nghi khi thấy sự chảy ngược mùa nước lên đã phải hoảng sợ đến mức bỏ lại thành Đại La của mình để sang bên kia sông tìm chỗ đóng trị sở nền đô hộ được an toàn hơn.
Một sự dọa nạt có tác dụng rất lớn trong chiến tranh tâm lý, dựa trên cơ sở của dòng chảy tự nhiên lại trở thành một nguồn lực xã hội, đặc biệt là chính trị, quân sự bắt nguồn từ đặc trưng lịch sử dòng sông Tô Lịch.
Vào thế kỷ thứ IX khi người phương Bắc lại cử đến làng Long Đỗ một viên quan đô hộ khác lợi hại hơn, thâm độc hơn Trương Bá Nghi, đó là Cao Biền. Qua kho tàng truyện dân gian, qua sử sách ghi chép lại thì đây là một tên quan cực kỳ độc ác.
Cao Biền đã có lúc phải đối đầu với thần Tô Lịch và cuộc chiến trong thế giới tâm linh này đã diễn ra rất khốc liệt, cuối cùng kẻ bại trận lại chính là Cao Biền. Cao Biền đã thua trận trước âm mưu chủ động đối đầu thần Tô Lịch, bởi hành động hạ thủ nhưng không thành. Cuối cùng hắn đã phải cho xây ngồi đền để thờ người đã thắng mình, đó là ngôi Đền Bạch Mã ở số nhà 76 phố Hàng Buồm, nằm ngay trên dòng sông Tô Lịch.
Như vậy, với đặc tính dòng chảy, chúng ta đã được chứng kiến sự tích thứ hai quan trọng, linh thiêng về sông Tô Lịch và vẫn còn hàng ngàn lẻ một câu chuyện nói về dòng sông Tô Lịch. Hiện nay, chúng ta đang phải xử lý vấn đề hiện đại của dòng sông, bởi đây là sông thiêng, sông thần, sông tinh túy của đất Thủ đô Hà Nội và đất kinh thành Thăng Long xưa.
Cùng với Núi Nùng, sông Tô là cặp biểu tượng sông - núi của đất địa linh nhân kiệt Thăng Long - Hà Nội. Từ xa xưa, cặp sông - núi trong văn hóa người Việt chính là một cặp Âm - Dương, cha - mẹ. Trong tâm thức Việt, cặp đôi này có chức năng sinh sản, duy trì sự sống; nơi nào có cặp đôi sông - núi nơi đó được xem là vùng đất địa linh nhân kiệt.
Suốt 1.000 năm Bắc thuộc, các thời kỳ từ Nam Việt - Lưỡng Hán cho đến Tùy Đường cai trị Giao Chỉ đều ưu tiên lựa chọn núi Nùng để xây trung tâm hành chính, và dựa vào địa thế của sông Tô mà được bảo vệ và phát triển. Như vậy núi Nùng - sông Tô là một cặp biểu tượng đã xuất hiện từ trước Công nguyên chứ không phải đến thời Thăng Long mới có.
Đây là những giá trị lịch sử quý giá của cha ông ngàn đời xưa để lại, thế hệ hôm nay cần phải có trách nhiệm bảo tồn, giữ gìn và phát huy những giá trị tốt đẹp đó; hơn hết chúng ta cần phải có trách nhiệm xử lý những vấn đề hiện tại của dòng sông, đừng để dòng sông thiêng đang dần bị bức tử.
Với tư cách là một nhà nghiên cứu sử học, hiểu sâu sắc được những giá trị to lớn của lịch sử, Giáo sư (GS) Lê Văn Lan đã từng đau lòng thốt lên khi hay tin người ta đề xuất "cống hoá sông Tô Lịch”: "Hãy về đọc lịch sử Tô Lịch! Đọc đi! Để những ai lăm le giết chết dòng sông này phải dừng lại, để không hổ thẹn với cha ông nghìn đời trước và con cháu nghìn đời sau”.
GS Lê Văn Lan (Tapchixaydungbxd.vn)
- NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ THÁI ÚY TÔ TRUNG TỪ
- TRẦN LÝ LÀ CON RỂ ĐỨC TÔ HIẾN THÀNH - TƯ LIỆU THÀNH VĂN HAY TRUYỂN KHẨU ?
- Trao đổi về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong Báo cáo tổng kết 20 năm “Chắp nối dòng họ - Tìm về cội nguồn”
- Trao đổi thêm về nguồn gốc cộng đồng người Việt ở vùng Tam Đảo, Quảng Tây, Trung Quốc
- Bài hát “Nam bộ kháng chiến” và tác giả Tạ Thanh Sơn
- Ở chiến trường tôi vẽ chân dung Bác
- Những vần thơ về Cách mạng tháng Tám
- Nấm mộ và cây trầm
- TÔ TỘC TRONG VIỆC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO ĐẦU TIÊN
- TÔ LỊCH LÀ NHÂN DANH HAY LÀ ĐỊA DANH
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐÃ GÓP TIỀN LÀM SÁCH HỌ TÔ VIỆT NAM TRONG QUÝ IV-2013
Hôm nay : 398
Tháng hiện tại : 21705
Tổng lượt truy cập : 2664775