Cách mạng tháng Tám năm 1945 là một cuộc Tổng khởi nghĩa, biểu dương sức mạnh vô địch của quần chúng nhân dân, đập tan xích xiềng nô lệ của thực dân, phong kiến, xây dựng chính quyền mới với cuộc sống mới độc lập, tự do, ấm no và hạnh phúc. Lại diễn ra trong mùa thu nên có tên là cuộc Cách mạng mùa thu. Do vậy Cách mạng tháng Tám đã tạo nguồn cảm hứng lớn lao, một đề tài mới lạ cho Văn học nghệ thuật Việt Nam ở thời đại mới; trong đó có thơ và trường ca. Nhà thơ Tố Hữu đã viết bài “Hồ Chí Minh” ngay trong ngày 26-8-1945. Đây là bài thơ sớm nhất viết về Bác Hồ kính yêu của chúng ta:
“…Hồ Chí Minh
Hỡi ngọn đuốc thiêng liêng
Trên đầu ta ngọn cờ dân tộc
Trăm thế kỷ trong tên người Ái Quốc
Bạn muôn đời của thế giới đau thương…”
Và cũng nhà thơ Tố Hữu đã ghi lại cuộc cánh mạng ở cố đô Huế trong bài “Huế tháng Tám” có những câu:
“…Chừ đây Huế, Huế ơi, xiềng gông xưa đã gãy
Hãy bay lên! Sông núi của ta rồi!
Nước mắt ta trào, húp mí, tràn môi
Cổ ta rẻ trăm trận cười, trận khóc!
Ta ôm nhau, hôn nhau, từng mái tóc
Hả hê chưa ai bịt được mồm ta
Ta thét huyên thiên, ta chạy khắp nhà
Ai dám cấm ta say, say thần thánh…”
Đối với Nguyễn Đình Thi, Cách mạng tháng Tám đã mang lại một lẽ sống lớn. Trong niềm vui khôn cùng khi đất trời được giải phóng, ông viết:
“Mùa thu về bỡ ngỡ sáng nay
Gặp những chàng trai bên hồ hò reo say
Reo reo hò cờ rực đỏ ánh cây
Thoáng sao vàng nghiêng nghiêng vẫy”
Ba tháng sau ngày Cách mạng tháng Tám thành công, nhà thơ Xuân Diệu đã hoàn thành bản trường ca “Ngọn quốc kỳ” phác họa lại cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc của Mặt trận Việt Minh mà biểu tượng thiêng liêng là lá cờ đỏ sao vàng, có sức mạnh lôi cuốn, thúc giục lòng người, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân đứng vào đội ngũ đấu tranh giành quyền sống:
“…Cờ như mắt mở thức thâu canh
Như lửa đốt hoài trên chót đỉnh
Cờ như nắng mãi ấm luôn luôn
Sưởi khắp lòng ai nghe vắng lạnh
Sớm hôm canh giữ lấy hồn thiêng
Bay mãi trên trời, treo sứ mệnh…”
Trong bài “Cách mạng tháng Tám” của Trần Dần cũng tràn đầy cảm hứng hào sảng trong ký ức:
“Lịch sử có những ngày rất lớn
Những người lơ đãng nhất cũng không quên
Đầu óc người ta có thể vãi rơi đi cả ngày sinh tháng đẻ bản thân minh
Nhưng – mãi mãi ngày sinh nhật nước
Không bao giờ ta có thể quên…”
Từ Nha Trang, Trần Mai Ninh có những vẫn thơ mới về quê hương đất nước và Tổ quốc với những con người mang sức sống mới, được làm chủ đời mình:
“Dân tộc rớt mồ hôi thấm đất
Căng như đồng
Tay ghì cán cuốc
Tay ghì tay xe
Nhìn quanh là cả bốn bề cần lao
Có mối tình nào hơn thế nữa”
Thi sĩ Vũ Hoàng Chương nhớ lại ngày Cách mạng tháng Tám thành công tại Thủ đô trong bài “Nhớ về Hà Nội vàng son” có những câu:
“…Ba mươi sáu phố phường ngày hôm ấy
Là những ngành sông đỏ bóng cờ
Chói lọi sao vàng hoa vĩ đại
Năm cánh xòe trên năm của ô”
Cánh mạng tháng Tám trả lại những giá trị văn hóa truyền thống và tích hợp những giá trị mới, sức sống mới của dân tộc được phục sinh, tân tạo trong thơ Đoàn Văn Cừ:
“Bao thôn nữ hôm qua còn yếm đỏ
Miệng hoa cười tươi tựa ánh bình minh
Hôm nay đều ra khỏi lũy tre xanh
Với dòng máu quật sôi trong huyết quản…”
Bằng ngôn ngữ nghệ thuật thơ và trường ca, các nhà thơ đã ghi lại hình ảnh những ngày Cách mạng tháng Tám vĩ đại của dân tộc. Đó là tiếng lòng ngợi ca Tổ quốc, đất nước độc lập, tự do. Là nét vẽ tươi màu, đa sắc về một cuộc sống mới đang sinh sôi, nảy nở và được tái tạo trong hồn dân tộc. Thơ và trường ca đã phác họa hình ảnh một đất nước Việt Nam mới tươi trẻ, lạc quan và tràn đầy hy vọng. Đó là một dòng thơ tuôn chảy từ trái tim của nhà thơ và cũng là người công dân mới, người nghệ sĩ, chiến sĩ. Bằng ngôn ngữ thơ, các nhà thơ đã đánh dấu những cột mốc trên hành trình lịch sử phát triển của dân tộc.
Tô Kiều Thẩm (tuyển chọn)
- Câu chuyện lịch sử về dòng sông Tô Lịch
- NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ THÁI ÚY TÔ TRUNG TỪ
- TRẦN LÝ LÀ CON RỂ ĐỨC TÔ HIẾN THÀNH - TƯ LIỆU THÀNH VĂN HAY TRUYỂN KHẨU ?
- Trao đổi về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong Báo cáo tổng kết 20 năm “Chắp nối dòng họ - Tìm về cội nguồn”
- Trao đổi thêm về nguồn gốc cộng đồng người Việt ở vùng Tam Đảo, Quảng Tây, Trung Quốc
- Bài hát “Nam bộ kháng chiến” và tác giả Tạ Thanh Sơn
- Ở chiến trường tôi vẽ chân dung Bác
- Nấm mộ và cây trầm
- TÔ TỘC TRONG VIỆC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO ĐẦU TIÊN
- TÔ LỊCH LÀ NHÂN DANH HAY LÀ ĐỊA DANH
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐÃ GÓP TIỀN LÀM SÁCH HỌ TÔ VIỆT NAM TRONG QUÝ IV-2013
Hôm nay : 3
Tháng hiện tại : 18292
Tổng lượt truy cập : 2748735