Đình Lỗ Khê tương truyền là ngôi điện thờ Đệ nhất thành hoàng Điện Hưng, được dân làng dựng vào thế kỷ II trước Công Nguyên, lúc đầu ở bãi Đình Chiền, ngay trong khu vực đồn trại của Ngài. Đến khoảng thể kỷ III sau công nguyên, dân làng chuyển điện từ ngoài đồng về chỗ hiện nay. Về sau điện được mở rộng và nâng cấp thành ngôi Đình. Giữa thế kỷ XV, làng thờ thêm hai vị thành hoàng Dương Trực và Tô Quang, cùng với hai vị thần cũ gọi là “Vạn cổ tứ linh”.
- Điện Hưng: sinh năm 313 trước Công nguyên, thân mẫu là Vũ Thị Khang - người làng Mộ Trạch, huyện Đường Hào (nay là thôn Mộ Trạch, xã Tân Hồng, huyện Bình Giang, tỉnh Hải Dương), rời quê đến chùa Pháp Vân, xã Vạn Kỳ, huyện Gia Định (nay là huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Giang), sau lại rời đến làng Lỗ Khê, rồi sinh ra Điện Hưng. Lớn lên, Điện Hưng văn võ toàn tài, giúp vua Hùng đánh lại nhà Thục. Sau khi mất, ông được dân làng Lỗ Khê thờ và được nhà nước phong kiến phong là “Hiển ứng linh phù đại vương, Thượng đẳng thần”.
- Thủy thần: Là con của Lạc Long Quân, cai quản sông Nguyệt Giang, chế ngự miếu Đầu Triền nên các sắc phong đều ghi là “Út Đầu Triền phổ tế linh ứng, đại vương, Thượng đẳng thần”.
Dương Trực(1402 - ?): Quê ở trang Thanh Liêm, huyện Thanh Liêm, phủ Lý Nhân (nay thuộc tỉnh Hà Nam). Ông từng theo Lê Lợi đánh giặc Minh, đóng quân ở làng Lỗ Khê. Trong thời gian đóng quân ở đây, Dương Trực đã cho quân lính cùng dân làng đào 72 cái chuôm và 11 mạch để trữ nước tưới cho đồng ruộng, trồng cây gai quanh làng làm hàng rào bảo vệ làng và đồn trại, Vì thế ông được dân làng thờ và nhà nước phong kiến phong là “Hầu Đại liêu đại vương, Thượng đẳng thần”.
Tô Quang: là người cùng quê, anh em con cô con cậu với Dương Trực, lại là con nuôi của cụ Dương Bang (thân sinh ra Dương Trực và là anh trai của mẹ mình). Hai anh em cùng theo Lê Lợi đánh giặc Minh và mất cùng ngày (mồng bảy tháng chín). Ông cũng được nhà nước phong kiến phong là “Hầu Đại liêu đại vương”, lúc đầu chỉ là Trung đẳng thần, đến thời Nguyễn, nâng lên thành Thượng đẳng thần.
Kể từ thời nhà Nguyễn, trong văn tế ở đình, xếp thứ tự các vị Thánh như sau: - Đệ nhất thần vị: “ Điện Hưng hiển ứng linh phù đại vương ” (Thời Hùng) - Đệ nhị thần vị: “ Dương Trực hầu đại liêu đại vương ” (Thời Lê) - Đệ tam thần vị: “ Tô Quang hầu đại liêu đại vương ” (Thời Lê) - Đệ tứ thần vị: “ Út Đầu Triền phổ tế linh ứng đại vương ” (Thời Hùng) Đặt chân đến trước cổng đình, chỉ cần đọc đôi câu đối bên ngoài và trong cổng ta đã phần nào hiểu được nét văn hóa của Đình Lỗ Khê.
Theo quan niệm phong thủy, đình đươc dựng trên đầu con rồng nhìn hướng Tây Nam, hai mắt rồng là hai giếng nước ở cổng Đồng và cổng xóm Tây, là những nơi quang đãng, không bị tầm che khuất. Đây là mảnh đất tốt nhất về “ngũ hành”, phát cả về nhân đinh, thịnh vượng và tài lộc. Quanh làng lại có 10 gò đống “tiền tam thai, hậu thất diệu”, tượng trưng cho 10 ngọn đèn thần chiếu vào đình, vào mọi nhà trong làng.
Đình được xây dựng hoàn chỉnh, cả phần nề và mộc đều mang đậm phong cách chạm khắc hoa văn kiến trúc thời Lê. Đình không làm sàn, từ đình trên đến đình dưới cho đến tam quan chiều rộng gian giữa thẳng hàng và bằng nhau, nền hạ thấp 15 phân so với gian phải trái. Thềm đình dưới và tam quan đều lát đá xanh, bậc tam cấp. Hai bên hậu có tả trù, hữu trù. Hai bên sân đình trong có tả mạc và hữu mạc. Trước đình có mái tam quan, trên cửa gian giữa có bốn chữ lớn “Thánh cung vạn tuế”. Gian tam quan bên phải có dựng bia đá ghi lại sự tích đình làng (bia nay không còn). Phía trước và sau nam đình có hai cây đa cổ thụ ước tính ngàn tuổi, đứng ở đường sắt phủ Từ Sơn có thể nhìn thấy cây đa đình Lỗ Khê (nay không còn). Cạnh gốc đa trước đình có tượng chó đá to, cổ đeo nhạc ngẩng đầu nhìn về hướng tây nam. Nghe nói, trong mình chó được yểm kim khí bùa làm cho tượng chó có hồn, có sức mạnh vô biên để “ trấn ” trừ khử mọi yêu ma quỉ quái, không thể xâm phạm vào đình làng, giữ cho làng xóm thịnh vượng bình yên. Sau đình có năm từ chỉ, trong đó có một thờ đức Khổng Tử. Phía ngoài thành sau đình có cánh cung (thường gọi là tay ngai). Bên tây đình có một nghiên, một bút là của báu thánh trao lại cho làng, nghiên mực nay vẫn còn. Bút nghiên của Đức Thánh cả để lại và truyền rằng: “ Để mất bút nghiên thì con cháu làng sẽ dốt nát ”.
Hiện tại trong đình không còn lưu tài liệu Hán Nôm nào về quá trình dựng đình bằng gạch ngói. Theo các bậc cao niên trong làng thì vào năm Kỷ Tỵ đời vua Tự Đức (1869), quân đội triều đình về làng trấn dẹp giặc Thảo Khấu. Ngày 21 tháng Chín, đình bị đốt cháy dân làng lại quyên góp tiền của dựng lại đình, tổ chức rước các vị thần tạm trú ngụ ở gốc đề Cầu Bài, gốc đa Mạch, cây đa, gốc đa cổng trại và gốc đa ven miếu sông Nguyệt Giang (huyện Yên Phong). Năm Mậu Ngọ đời vua Khải Định (1918), đình được trùng tu, phục chế và mở rộng cửa võng theo các đường nét chạm khắc thời Lê. Năm Tân Tỵ đời vua Bảo Đại (1941), mở rộng lòng giếng đình.
Đình trước đây được cấu trúc chữ “Nhị”, gồm nhà Tiền tế và Đại đình, mỗi tòa năm gian. Nối Tiền tế là hai tòa Tả mạc và Hữu mạc. Hai bên Hậu cung có Tả trù và Hữu trù. Trong tòa Đại đình không có sàn mà chỉ lát đá xanh, cao hơn thềm đình.
Đình Lỗ Khê cùng với ba ngôi đình Hà Vĩ, Hà Lỗ, Hà Hương thuộc xã Liên Hà đã được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.
Có thể nói rằng ít có ngôi đình nào ghi nhiều dấu tích lịch sử văn hóa như đình làng Lỗ Khê. Đó là sự kiện vua Đinh Tiên Hoàng đã làm lễ thần và xin thánh Thủy Thần “Mỹ tự âm phù” về kinh đô cầu mưa. Được toại nguyện, vua Đinh Tiên Hoàng phong tặng hai đức thánh bốn chữ vàng: “Nhị vị đại vương” (năm 978); Tiếp đến sự kiện vua Lê Đại Hành làm lễ thánh tại đình và phong tặng hai đức thánh bốn chữ: “Trung đẳng phúc thần” (981); Vua Lê Thánh Tông khi lên ngôi làm thơ gửi đến Lỗ Khê, ca ngợi hai vị thánh có công lớn phò Lê Lợi chống giặc Minh (1460). Đặc biệt đình làng Lỗ Khê đã được vinh dự đón chủ tịch Hồ Chí Minh về chúc tết vào ngày mồng một tết Nguyên đán năm Giáp Thìn (13/2/1964). Đây là một sự kiện chính trị đặc biệt, một hạnh phúc lớn lao nhất trong ngàn năm lịch sử của làng Lỗ Khê.
Nguồn: Tổng hợp từ internet
- Câu chuyện lịch sử về dòng sông Tô Lịch
- NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ THÁI ÚY TÔ TRUNG TỪ
- TRẦN LÝ LÀ CON RỂ ĐỨC TÔ HIẾN THÀNH - TƯ LIỆU THÀNH VĂN HAY TRUYỂN KHẨU ?
- Trao đổi về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong Báo cáo tổng kết 20 năm “Chắp nối dòng họ - Tìm về cội nguồn”
- Trao đổi thêm về nguồn gốc cộng đồng người Việt ở vùng Tam Đảo, Quảng Tây, Trung Quốc
- Bài hát “Nam bộ kháng chiến” và tác giả Tạ Thanh Sơn
- Ở chiến trường tôi vẽ chân dung Bác
- Những vần thơ về Cách mạng tháng Tám
- Nấm mộ và cây trầm
- TÔ TỘC TRONG VIỆC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO ĐẦU TIÊN
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
Hôm nay : 1057
Tháng hiện tại : 39398
Tổng lượt truy cập : 2813196