Nam Phương Hoàng Hậu - Nguyễn Hữu Thị Lan sinh ngày 4 tháng 12 năm 1914 tại Gò Công, tỉnh Tiền Giang xuất thân trong 1 gia đình Thiên Chúa Giáo giàu có bậc nhất Miền Nam thời bấy giờ. Bà là con gái của đại điền chủ Nguyễn Hữu Hào và là cháu ngoại của cụ Lê Phát Đạt. Lê Phát Đạt là người bỏ tiền xây dựng nhà thờ Bùi Chu cũ nay là nhà thờ Huyện Sĩ đường Tôn Thất Tùng, quận 1, TP. HCM và nhà thờ Hạnh Thông Tây ở quận Gò Vấp.
Nguyễn Hữu Thị Lan là người nổi tiếng xinh đẹp từng 3 lần đạt giải hoa hậu Đông Dương nhưng bà mang quốc tịch Pháp lại theo Đạo Thiên Chúa Giáo. Vì vậy cuộc hôn nhân của Bảo Đại và Nguyễn Hữu Thị Lan gặp rất nhiều trắc trở đặc biệt là sự phản đối của Hoàng tộc nhà Nguyễn. Song trước hoàng tộc Bảo Đại nói “Trẫm cưới vợ cho Trẫm chứ có cưới vợ cho cụ Tôn Thất Hân và Triều đình đâu”.
Cuối cùng hôn lễ cũng được tổ chức vào ngày 20 tháng 3 năm 1934 tại Huế. Khi đó Bảo Đại mới 21 tuổi con Nguyễn Hữu Thị Lan mới 19 tuổi. Ngay sau lễ cưới lễ tấn phong Hoàng Hậu được tổ chức trọng thể ở cung điện Dưỡng Tâm. Nhà vua phong Hoàng Hậu tước vị Nam Phương Hoàng Hậu. Đây là một biệt lệ đối với các vợ vua triều Nguyễn. Vì rằng 12 đời vua triều Nguyễn tính từ Gia Long các bà vợ vua chỉ được phong tước Vương Phi. Sau khi chết mới được phong Hoàng Hậu. Giải thích về sự kiện này Bảo Đại nói “Tôi đã chọn tên trị vì cho bà Hoàng Hậu mới là Nam Phương. Nam Phương có nghĩa là hương thơm của Miền Nam và tôi cũng ra một chỉ dụ đặc biệt cho phép bà được phục sức màu vàng - màu dành riêng cho Hoàng Đế”.
Hoàng Hậu Nam Phương có với Bảo Đại 5 người con: Thái tử Bảo Long sinh ngày 4 tháng 1 năm 1936, Công chúa Phương Mai sinh ngày 1 tháng 8 năm 1937, Công chúa Phương Liên sinh ngày 3 tháng 11 năm 1938, Công chúa Phương Dung sinh ngày 5 tháng 2 năm 1942, Hoàng tử Bảo Thắng sinh ngày 9 tháng 12 năm 1943.
Công việc hàng ngày của Hoàng Hậu Nam Phương là dạy dỗ các Hoàng tử, công chúa, đôi khi cùng với các quan ở Bộ Lễ bàn thảo các việc lễ lạt trong cung đình, lo việc cúng giỗ các tiên đế, vấn an Hoàng Thái Hậu Từ Cung, tham gia các công việc từ thiện như phát phần thưởng cho các học sinh giỏi.
Hoàng Hậu Nam Phương cũng xuất hiện thường xuyên bên cạnh Bảo Đại trong các buổi lễ đón thống chế Tưởng Giới Thạch của Đài Loan, Quốc Vương Soupha Vangvong nước Lào hoặc Quốc Vương Sihanouk của Cao Miên..vv..
Là người công giáo nên Nam Phương đã hóa giải những mâu thuẫn giữa các chức sắc đạo Thiên Chúa ở Việt Nam với Hoàng tộc nhà Nguyễn vốn trước đó đã có những quan hệ căng thẳng.
Hoàng Hậu trong những ngày cách mạng Tháng 8.
Trong những ngày nước sôi lửa bỏng của cao trào Cách mạng tháng 8 năm 1945. Nam Phương Hoàng Hậu đã khuyên nhủ, năn nỉ Bảo Đại nên thoái vị tránh chống đối cách mạng để đất nước không rơi vào cảnh máu chảy, đầu rơi. Đạo dụ mà Bảo Đại bày tỏ việc sẵn sàng bàn giao chính quyền cho Việt Minh để “làm người dân một nước độc lập hơn làm Vua một nước nô lệ” do ông Phạm Khắc Hòe soạn thảo trong đó có sự bàn bạc chu đáo với Nam Phương Hoàng Hậu.
Ngày 17/9/1945 thành phố Huế phát động “Tuần lễ vàng” bên bờ Sông Hương. Nam Phương Hoàng Hậu 10 ngón tay đeo đủ 10 nhẫn vàng, đeo hoa tai vàng, vòng vàng nạm kim cương. Mặc trang phục Hoàng Hậu màu vàng tham dự ngày “Tuần lễ vàng”, Bà là người đầu tiên đến bên bàn trải khăn màu đỏ rồi từ từ cởi hết đồ trang sức bằng vàng đang mang trên người đặt lên bàn hiến cho Chính phủ Hồ Chí Minh. Bà được Ban tổ chức buổi lễ gắn một huy hiệu in cờ đỏ sao vàng.
Noi gương bà Nam Phương Hoàng Hậu nhiều nhà giàu có ở Huế đã hiến cả chục lượng vàng. Trong “Tuần lễ vàng” tại Huế nhân dân thành phố Huế đã quyên góp được 925 lượng vàng cho Chính phủ Hồ Chí Minh
Lưu lạc bên trời Âu:
Trong bối cảnh nhà Nguyễn đã suy vong bà Nam Phương sang Pháp sống lưu vong những năm tháng cuối đời. Bà chọn Chambrignac – một làng quê hẻo lánh ở ngoại ô Paris để sống. Ở đó bà giàu có nhưng sống cô đơn không con cái, không người chăm sóc. Trái tim bà ngừng đập vào ngày 14 tháng 9 năm 1963. Hàng chục năm sau đó người dân Việt Nam cũng như Kiều bào tại Pháp vẫn không biết Hoàng Hậu cuối cùng của triều Nguyễn chết khi nào. Khách thập phương thăm viếng nghĩa trang chỉ nhìn thấy trên tấm bia ghi dòng chữ bằng tiếng Pháp “ Ici, repose, Impereatrice, d’Annamnéc Jeanne Mereatte Nguyễn Hữu Thị Lan” - Đây là nơi an nghỉ của bà Hoàng Hậu Việt Nam tên là Jeanne Mereatte Nguyễn Hữu Thị Lan. Mặt sau tấm bia ghi dòng chữ Hán “Đại Nam Phương Hoàng Hậu - Chi mộ”.
Theo bí sử hậu cung NXB Thanh Hóa 2010
Tô Văn Thặm sưu tầm
- Câu chuyện lịch sử về dòng sông Tô Lịch
- NHỮNG ĐIỀU CHƯA BIẾT VỀ THÁI ÚY TÔ TRUNG TỪ
- TRẦN LÝ LÀ CON RỂ ĐỨC TÔ HIẾN THÀNH - TƯ LIỆU THÀNH VĂN HAY TRUYỂN KHẨU ?
- Trao đổi về những vấn đề còn có ý kiến khác nhau trong Báo cáo tổng kết 20 năm “Chắp nối dòng họ - Tìm về cội nguồn”
- Trao đổi thêm về nguồn gốc cộng đồng người Việt ở vùng Tam Đảo, Quảng Tây, Trung Quốc
- Bài hát “Nam bộ kháng chiến” và tác giả Tạ Thanh Sơn
- Ở chiến trường tôi vẽ chân dung Bác
- Những vần thơ về Cách mạng tháng Tám
- Nấm mộ và cây trầm
- TÔ TỘC TRONG VIỆC BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO ĐẦU TIÊN
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐÃ GÓP TIỀN LÀM SÁCH HỌ TÔ VIỆT NAM TRONG QUÝ IV-2013
Hôm nay : 704
Tháng hiện tại : 29492
Tổng lượt truy cập : 2718770