Phụ nữ xã Cao Đại hưởng ứng phong trào trồng cây xanh bảo vệ môi trưởng (Ảnh TL)
Theo các cụ truyền lại, thì làng Cao Xá, xã Cao Đại, huyện Vĩnh Tường ngày xưa có tên gọi là làng Kiêu Xá. Làng Kiêu Xá lúc bấy giờ rất rộng, người thưa, cả làng chỉ có khoảng 40 đến 50 hộ, với 200 – 300 nhân khẩu. Sinh sống ở làng Kiêu Xá hồi ấy chỉ có ba dòng họ, là: Họ Nguyễn, Họ Tô, Họ Đặng… Sau thời gian, tiếp tục có cư dân của các dòng Họ Lê, Họ Trần, Họ Phan, Họ Trương đến lập nghiệp sinh sống tại làng Kiêu Xá.
Từ xa xưa, người dân tại làng Kiêu Xá sinh sống chủ yếu bằng nghề nông; ngoài trồng lúa, ngô, khoai, đậu...Kiêu Xá còn có nghề trồng rau khá nổi tiếng. Từ xa xưa, người dân vẫn truyền miệng câu ca dao của đất Kiêu Xá, vừa có ý giới thiệu quê hương, vừa như tự khoe cái độc đáo của làng mình:
“Ở đâu mà chẳng biết ta
Ta ở Kiêu Xá vốn nhà trồng rau”
Như vậy, Họ Tô làng Cao Xá, xã Cao Đại là một trong 3 dòng họ khai phá lập làng đầu tiên đến nay đã có 30 - 40 đời kế tiếp nhau trên đất này. Do biến cố lịch sử phả tộc của họ không còn lưu truyền lại. Họ Tô ở làng Cao Xá có các chi họ Tô Quang, Tô Văn, Tô Thế… nhưng có cùng chung một gốc Tổ hay không thì chưa đủ dữ liệu để khẳng định.
Chi Họ Tô Quang sống ở đất Cao Xá, tính từ đời cụ Tổ Tô Quang đến nay là 10 đời, hiện có khoảng 37 hộ với 168 khẩu (trong đó có 78 đinh). Họ Tô Quang chưa có nhà thờ riêng, ngày giỗ Họ cũng là ngày chạp họ hàng năm được tổ chức duy trì vào ngày 17 tháng 12 Âm lịch tại nhà trưởng họ. Họ Tô Quang được chia thành 3 nhánh: Nhánh thứ nhất (Giáp) cụ Tô Quang Bài là trưởng; Nhánh thứ hai (Ất) cụ Tô Quang Sỡi là trưởng; Nhánh thứ ba (Bính) cụ Tô Quang Đỏ là trưởng.
Nhánh thứ hai do cụ Tô Quang Sỡi làm trưởng là nhánh có số hộ, số khẩu đông nhất với 32 hộ, 148 khẩu và 68 đinh. Có miếu thờ và có khu mộ chí riêng. Ngày giỗ chung của họ cũng là ngày giỗ cụ Tô Quang Sỡi, được tổ chức vào ngày 13 tháng Sáu âm lịch hàng năm. Nhánh họ đã lập được phả tộc riêng, phả tộc đến nay đã ghi được 10 đời (tính từ đời thứ nhất là đời cụ Tô Quang Sỡi).
Nhánh thứ nhất và thứ ba của chi Họ Tô Quang con cháu ở lại quê rất ít, chỉ có 5 hộ 20 nhân khẩu số còn lại ly tán đi các nơi chưa thống kê được.
Con cháu Họ Tô sống chủ yếu bằng nghề nông, đời sống hiện nay vào loại khá. Hầu hết các hộ đều có nhà xây khang trang, đẹp đẽ, nhà nào cũng có từ 1 đến 4 xe gắn máy.
Con cháu trong chi họ vốn có truyền thống hiếu học. Cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19 có ông Tô Quang Tạo con trai của cụ Tô Quang Sỡi có bằng Cử nhân được bổ nhiệm giữ chức Thừa Phán tỉnh Sơn Tây (tương đương chức Chánh án tòa án nhân dân tỉnh). Người con trai út của cụ Sỡi là Tô Quang Triện ở đầu thế kỷ 19 được bổ làm Phó Lý trưởng của tổng Đồng Phú, Phủ Vĩnh Tường về sau làm mệnh bái của làng.
Phát huy truyền thống của dòng họ, con cháu chi Họ Tô Quang luôn chịu khó học hành. Trong chi họ có 42 người có trình độ từ Trung cấp trở lên: 9 người có bằng Trung cấp, 8 Cao đẳng và 25 người có bằng Đại học và trên Đại học, 1 cháu gái có bằng Thạc sĩ. Riêng ông Tô Quang Cương (đời thứ 4) có 2 bằng Đại học, là Phó Giám đốc Sở Kế hoạch - Đầu tư tỉnh Vĩnh Phúc (đã nghỉ hưu).
Trong hai cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc, người Họ Tô đã tích cực đóng góp sức người sức của cho đất nước. Riêng chi Họ Tô Quang có 20 người con nhập ngũ ở các chiến trường Nam - Bắc. Có 6 liệt sĩ và hàng chục người là thương, bệnh binh. Đặc biệt trong cuộc chiến đấu chống Trung Quốc xâm lược tháng 2 năm1979, liệt sĩ Tô Quang Kim đã anh dũng hy sinh nêu tấm gương sáng ngời, được Nhà nước truy tặng 2 Huân chương Chiến công.
Ngày nay con cháu chi Họ Tô Quang đang cùng nhân dân trong xã thi đua lao động, rèn luyện và học tập, chung tay xây dựng nông thôn mới, xứng đáng với truyền thống
Các chi Họ Tô ở Xã Cao Đại, Huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
|
Tô Quang Hẹ (Đời thứ 8 của Thủy tổ Tô Quang Sỡi) .
V
- CHI HỌ TÔ XÃ VINH MỸ, HUYỆN PHÚ LỘC, THỪA THIÊN - HUẾ
- CHI HỌ TÔ XÃ VŨ THẮNG, HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH
- Chi Họ Tô xã Xuân Quang, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên
- BẮC NINH CHI HỌ TÔ XÃ YÊN PHỤ, HUYỆN YÊN PHONG, TỈNH
- Chi Họ Tô xã Yến Dương, huyện Ba Bể, tỉnh Bắc Kạn
- CHI HỌ TÔ XÓM LẺ, XÃ HẠ MỖ, HUYỆN ĐAN PHƯỢNG, HÀ NỘI
- Chi Họ Tô xóm Quyết Tiến xã Tân Kim, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên
- Chi họ Tô Xuân làng Khánh Vân, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, Hà Nội
- HỌ TÔ XÃ TRUNG LẬP THƯỢNG, HUYỆN CỦ CHI, THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
- HỌ TÔ XÃ VĨ THƯỢNG, HUYỆN QUANG BÌNH, HÀ GIANG
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐÃ GÓP TIỀN LÀM SÁCH HỌ TÔ VIỆT NAM TRONG QUÝ IV-2013
Hôm nay : 685
Tháng hiện tại : 17960
Tổng lượt truy cập : 2622479