Xã Hạ Mỗ và khu du lịch sinh thái Đan Phượng (Ảnh TL)
Xóm Lẻ, xã Hạ Mỗ, huyện Đan Phượng, Hà Nội là nơi sinh ra Thái úy Phụ chính Tô Hiến Thành.
Nghe nói rằng xưa kia dòng Họ Tô ở đây rất đông, nhưng do khó khăn, đất chật người đông nên phải phiêu bạt đi các nơi khác sinh sống. Vì vậy ngày nay ở xóm Lẻ còn rất ít người Họ Tô.
Theo ông Tô Văn Thắc – Phó trưởng Ban Quản lý Đền Văn Hiến – nơi thờ Đức Tô Hiến Thành, và là người cao tuổi nhất Họ Tô xóm Lẻ, thì xưa kia dòng họ vẫn có gia phả, nhưng thời kháng chiến bị giặc Pháp đốt cháy hết. Do đó ngày nay không ai biết gì về các cụ Tổ của dòng họ.
Ông Thắc chỉ nhớ đến tên và ngày giỗ của ông nội là Tô Văn Vớt – tự là Phúc Vát, giỗ ngày 30 tháng Năm (âm lịch). Bà nội không nhớ tên gì, trong danh sách cũng giỗ chỉ ghi hiệu là Từ Hữu, giỗ ngày 1 tháng Năm (âm lịch).
Ông bà nội sinh được 3 người con trai là: Tô Văn Mý, Tô Văn Bất và Tô Văn Hỵ.
Ông Tô Văn Mý vợ là Nguyễn Thị Ngợi, sinh được 3 con trai là: Tô Văn Hý, Tô Văn Hắc và Tô Văn Thắc. Ngày giỗ của ông Mý là 9 tháng Mười, ngày giỗ bà Ngợi là 21 tháng Năm (âm lịch).
Ông Tô Văn Bất có vợ nhưng không có con, sau đó bỏ nhau và ông bị ốm nặng, mất năm 1986.
Ông Tô Văn Hỵ vợ là Nguyễn Thị Đoái, sinh được 2 con gái là: Tô Thị Mỵ và Tô Thị Tâm.
Ông Tô Văn Hý có 2 vợ: Vợ cả là bà Lê Thị Nhung, hiệu Thực Cung, chết lúc đẻ con đầu lòng, mất cả mẹ và con. Vợ hai là bà Bùi Thị Tiếm, sinh được 1 con trai và 2 con gái là: Tô Văn Dũng, Tô Thị Thu và Tô Thị Hiền.
Ông Tô Văn Hắc hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Ông Tô Văn Thắc vợ là Nguyễn Thị Định, sinh được 2 con trai và 3 con gái là: Tô Văn Mạnh, Tô Văn Thưởng, Tô Thị Bình, Tô Thị Thuy và Tô Thị Quy.
Tộc trưởng của chi họ hiện nay là ông Tô Văn Dũng, sinh năm 1967, vợ là Nguyễn Thị Hà, sinh được 2 con trai là: Tô Văn Hùng và Tô Văn Huy.
Tô Văn Mạnh vợ là Nguyễn Thị Oanh, sinh được 1 con trai và 1 con gái là: Tô Văn Vũ và Tô Thị Trang.
Tô Văn Thưởng, vợ là Nguyễn Thị Niên, sinh được 1 con gái và 1 con trai là: Tô Thị Huyền và Tô Văn Cường.
Toàn chi họ hiện có 6 hộ với 21 nhân khẩu.
Nghề nghiệp chính là làm ruộng, đời sống trung bình khá, không có hộ nghèo.
Trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và chiến tranh bảo vệ Tổ quốc chi họ có 3 người tham gia lực lượng vũ trang, có 1 liệt sĩ là ông Tô Văn Hắc.
Chi họ chưa có nhà thờ. Việc thờ cúng tổ tiên thực hiện tại nhà Tộc trưởng Tô Văn Dũng.
Tô Văn Thắc và Tô Văn Dũng
- Chi họ Tô Văn xã Ngũ Kiên, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc
- Chi họ Tô Văn xã Duy Vinh, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam
- CHI HỌ TÔ VĂN XÃ BÌNH NGUYÊN, HUYỆN KIẾN XƯƠNG, TỈNH THÁI BÌNH
- CHI HỌ TÔ VĂN THÔN YÊN THÁI, XÃ ĐÔNG YÊN, HUYỆN QUỐC OAI, HÀ NỘI
- CHI HỌ TÔ VĂN THÔN TỬ LẠC, PHƯỜNG MINH TÂN, THỊ XÃ KINH MÔN, TỈNH HẢI DƯƠNG
- Họ Tô Văn thôn Quan Khê và thôn Thọ Khê, xã Cộng Hòa, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình
- Chi Họ Tô Văn thôn Chấn, xã Đồng Bài, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng
- Chi Họ Tô Văn làng Khánh Vân, xã Khánh Hà, huyện Thường Tín, thành phố Hà Nội
- CHI HỌ TÔ VĂN THÔN TÚ SƠN, XÃ ĐỨC LÂN, HUYỆN MỘ ĐỨC, TỈNH QUẢNG NGÃI
- Chi Họ Tô Trần xã Gia Lạc, huyện Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
Hôm nay : 272
Tháng hiện tại : 20230
Tổng lượt truy cập : 2794028