Nhiều cư dân ở Tam Đảo (Quảng Tây, Trung Quốc) vẫn giữ gìn những nét văn hóa của quê hương Việt Nam (Ảnh TL).
Có hai giả thuyết về nguồn gốc cộng đồng người Việt ở vùng Tam Đảo, tỉnh Quảng Tây,Trung Quốc
Giả thuyết thứ nhất là vào đầu thế kỷ 16, một số ngư dân, thuộc 12 dòng họ: Tô, Nguyễn, Đỗ, Hoàng, Vũ, Bùi, Cao, Ngô, La, Cung, Khổng, Lương đi đánh cá trên biển gặp bão, trôi dạt đến các hoang đảo thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc và định cư lại, lập thành 3 thôn Vạn Vĩ, Vu Đầu, Sơn Tâm vốn là 3 hòn đảo nên gọi tên chung là Tam Đảo
Giả thuyết này không có sức thuyết phục vì:
- Chỉ là lời truyền miệng, không có tư liệu lịch sử chứng minh.
- Nếu đi đánh cá trôi dạt đến thì chỉ là đàn ông khoảng vài ba chục người rồi kết hôn với phụ nữ bản địa, sinh ra các thế hệ mang hai dòng máu Hoa - Việt tiếp nối đến ngày nay. Nhưng hiện nay, người Việt Nam ở đây có hàng ngàn, cả nam và nữ đều là thuần Viêt, chỉ có một số ít thuộc thế hệ hiện nay là người mang hai dòng máu Việt-Hoa.
- Người Việt ở đây, nhất là lớp người cao tuổi, hầu như vẫn giữ trang phục, ngôn ngữ, văn hóa Việt. Nếu chỉ mấy chục người bị trôi dạt đến đây từ đầu thế kỷ 16, trải qua 500 năm chắc đã bị đồng hóa hoàn toàn, không còn giữ được gì bản sắc Việt.
Giả thuyết thứ hai là vùng đất này trước đây là đất Việt Nam, thuộc tỉnh Quảng Yên. Theo bản đồ địa giới Bắc Kỳ năm 1879 thì biên giới giữa tỉnh Quảng Yên (Việt Nam) với tỉnh Quảng Đông (Trung Quốc) là sông Dương Hà, còn gọi là An Nam giang, nay là Phòng Thành giang, chảy ra cảng Phòng Thành. Vào năm 1511, hàng trăm gia đình thuộc 12 chi họ nói trên, trong đó HọTô là đông nhất ở tổng Đồ Sơn, huyện Nghi Dương, trấn Hải Dương, đã dùng bè mảng di cư đến đây là vùng cực Đông Bắc của nước Đại Việt, khai hoang làm nông nghiệp và đi biển đánh cá.
Năm 1885, sau khi hoàn toàn xâm chiếm nước Đại Nam (tên nước Việt Nam khi đó), thực dân Pháp đã cùng nhà Thanh (Trung Quốc) ký Hòa ước Thiên Tân. Năm 1887, để thi hành Điều khoản 3 của Hòa ước Thiên Tân, hai bên lại ký Công ước Pháp - Thanh, còn gọi là Công ước Constans. Nội dung Công ước này nhằm phân định đường biên giới giữa Bắc Kỳ (Việt Nam) và Trung Quốc. Trong quá trình đàm phán để phân định đường biên giới, đại diện nhà Thanh là Lý Hồng Chương đã nói với đại diện Pháp là Đô đốc Rieunier: “Nước Pháp đã đạt được nhiều quyền lợi khi chiếm được Bắc Kỳ, việc này là nhờ trung gian của tôi. Nó đã gây cho tôi nhiều phiền phức, tôi nghĩ rằng một sự đền bồi dưới dạng nhượng một vài vùng đất nhỏ trên biên giới là cần thiết”.
Để tạo thuận lợi cho việc Trung Quốc công nhận quyền bảo hộ của Pháp ở Bắc Kỳ, thực dân Pháp đã đồng ý cắt 750 km2 đất thuộc tổng Tụ Long, tỉnh Hà Giang cho tỉnh Vân Nam và cắt gần 10 xã thuộc tổng Kiền Duyên và tổng Bát Tràng, tỉnh Quảng Yên cho tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Biên giới tỉnh Quảng Đông đã tịnh tiến xuống phía Nam (khoảng 50 km), lấy sông Ka Long làm địa giới. Đất 10 xã của Việt Nam trở thành đất Trung Quốc và dân 10 xã thuộc 12 chi họ, trong đó Họ Tô là đông nhất trở thành cư dân Trung Quốc và là một trong 55 dân tộc thiểu số của Trung Quốc mang tên Kinh tộc.
Giả thuyết này hoàn toàn hợp lý vì:
- Được chứng minh bằng tư liệu lịch sử là Công ước Constans.
- Mới thành dân Trung Quốc hơn 130 năm nay và vẫn giữ mối quan hệ láng giềng mật thiết với người dân Trà Cổ cũng là người gốc Đồ Sơn, nên người dân Tam Đảo vẫn giữ trang phục, ngôn ngữ, văn hóa Việt. Người Trà Cổ có câu ca: “Người Trà Cổ - Tổ Đồ Sơn”. Trà Cổ là tên ghép hai chữ đầu của 2 địa phương là Trà Phương, Cổ Trai trước thuộc tổng Đồ Sơn, huyện Nghi Dương, nay thuộc huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng.
Nhưng tại sao năm 1511 cư dân của 12 chi họ, cả người già và trẻ em phải từ bỏ quê hương Đồ Sơn trù phú, lênh đênh trên bè mảng, vượt sóng dữ đến vùng cực Đông Bắc của đất nước, lúc đó còn là một vùng “ma thiêng, nước độc” không một bóng người. Việc này liên quan đến một sự kiện chính trị-lịch sử.
Trang 778, 779 Đại Việt sử ký toàn thư có đoạn viết: “Bấy giờ (mùa Hạ, tháng Tư năm Tân Mùi-1511 – TB) hào kiệt và thuật sĩ đều nói rằng ở phương Đông có khí sắc Thiên tử (có điềm báo là sẽ có người lên làm vua – TB). Vua Lê Tương Dực sai Nghĩa Quốc công Nguyễn Văn Lang đem thuật sĩ ra Đồ Sơn để trấn áp”.
Chiếc áo dài Việt Nam xuất hiện tại Tam Đảo, Quảng Tây, Trung Quốc (Ảnh TL).
Lúc đó nhà Lê đang lúc suy vi. Vua giết hại công thần và con cháu nhà Lê cũng giết lẫn nhau để tranh cướp ngôi. Vua Lê Uy Mục (1505-1509) mới lên làm vua đã giết Tổ mẫu là bà Thái hoàng Thái hậu, giết Lễ bộ Thượng thư Đàm Quang Lễ, giết Đô Ngự sử Nguyễn Quang Bật. Rồi chính vua Lê Uy Mục lại bị người anh em con chú, con bác là Giản Tu công Lê Oanh giết để tự lập làm vua là Lê Tương Dực (1510-1516). Luôn lo bị cướp ngôi nên nghe tin đồn “Phương Đông có khí sắc Thiên tử”, Lê Tương Dực sai ngay Nghĩa Quốc công Nguyễn Văn Lang đem theo thuật sĩ (và tất nhiên cả binh lính) ra trấn áp. Và cách trấn áp có hiệu quả nhất là trục xuất hết cư dân ở đó để triệt mầm phản loạn. Mười hai chi họ ở vùng Đồ Sơn (trong đó Họ Tô là đông nhất) trở thành nạn nhân của cuộc trấn áp, phải bồng bế nhau rời khỏi nơi “chôn rau cắt rốn”, dồn lên bè mảng, vượt qua sóng dữ để đến nơi “đèo heo, gió hút” không một bóng người ở vùng cực Đông Bắc của Tổ quốc.
Lúc đó không ai ngờ rằng mầm phản loạn lại nằm ngay trong đoàn trấn yểm của Nghĩa Quốc công Nguyễn Văn Lang. Đại Việt sử ký toàn thư trang 778,779 chép: “Tấn phong Đô chỉ huy sứ Thiên Vũ vệ Mạc Đăng Dung làm Vũ Xuyên bá. Bấy giờ hào kiệt và thuật sĩ đều nói phương Đông có khí sắc Thiên tử, vua sai Nghĩa Quốc công Nguyễn Văn Lang đem thuật sĩ ra Đồ Sơn để trấn áp. Đăng Dung cùng đi với đoàn ấy mà không ai biết”
Mạc Đăng Dung là người làng Cổ Trai, tổng Đồ Sơn, huyện Nghi Dương (nên lời đồn phương Đông có khí sắc Thiên tử chắc là ứng vào Mạc Đăng Dung – TB), lúc bé làm nghề đánh cá, đến khi lớn có sức khỏe, thi đỗ lực sĩ xuất thân, khoảng năm Hồng Thuận thăng làm Đô chỉ huy sứ Vũ Xuyên bá, làm quan trải 3 triều vua (Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông – TB). Khoảng năm Thống Nguyên làm đến Thái sư Nhân Quốc công, sau phong An Hưng vương. Ngầm kết bè đảng, trong ngoài hợp mưu, lòng người quy phụ, rồi làm việc giết vua, cướp ngôi, làm giả tờ chiếu nhường ngôi rồi lên làm vua.
Trong bài viết có sử dụng một số tư liệu của nhà văn Tô Ngọc Thạch ở Hải Phòng
Vùng đất này trước đây thuộc tỉnh Quảng Đông, sau này địa giới hành chính thay đổi nên hiện nay thuộc tỉnh Quảng Tây
Tô Bỉnh
- CÁC DÒNG HỌ VIỆT NAM
- ƯỚC TÍNH MỘT VÀI SỐ LIỆU VỀ HỌ TÔ VIỆT NAM
- 13 năm phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng
- Nàng Tô Thị - Con người có thật
- TRAO ĐỔI THÊM THÔNG TIN VỀ THÂN THẾ ĐỨC TÔ HIẾN THÀNH
- HỌ TÔ ẤP CÁI TRÁM A2 XÃ LONG THẠNH, HUYỆN VĨNH LỢI, TỈNH BẠC LIÊU
- HỌ TÔ THỊ TRẤN NÚI SẬP HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG
- VẤN ĐỀ ĐÃ RÕ, SAO CÒN BĂN KHOĂN
- TRONG TỘC PHẢ CỦA CÁC CHI HỌ, MỘT ĐỜI THƯỜNG LÀ BAO NHIÊU NĂM
- LỜI NGƯỜI BIÊN SOẠN
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”
- Đôi điều cần làm rõ trong sự tích Tô Hiến Thành
- DANH SÁCH TẬP THỂ, CÁ NHÂN ĐÃ GÓP TIỀN LÀM SÁCH HỌ TÔ VIỆT NAM TRONG QUÝ IV-2013
Hôm nay : 249
Tháng hiện tại : 21556
Tổng lượt truy cập : 2664626