Cách đây chừng một năm (2012) tôi nhận được của họ Tô Diễn Bích
7 trang gia phả viết bằng chữ Hán và được dịch ra chữ Việt. Bản gia phả do
hậu duệ đời 7 là Tô Văn Đệ viết năm Thành Thái thứ 14 (1902). Họ Tô Diễn
Bích cho đây là gia phả họ Tô Diễn Bích. Nhưng đọc kỹ thì thấy chỉ có trang
đầu là có liên quan đến họ Tô Diễn Bích.
Trang đầu viết: “Tổ tiên ta vốn từ tỉnh Quảng Đông tới phủ Diễn Châu
- Nghệ An sinh hạ Tô nhất lang tên chữ Văn Tồn; Tô nhị lang tên chữ Văn
Tập; Tô tam lang tên chữ Văn Lục, Tô tứ lang tên chữ Văn Bài. Tô Văn Tập
sống ở thôn An Lý; Tô Văn Bài sống ở thôn Lý Nhân. Tô Văn Tồn làm con
nuôi họ Trần sống ở xã Thanh Bích sinh hạ Trần Văn Lọ, từ ấy chỉ gọi họ
Trần, nay nhận lại gốc xưa, men theo vết tích của tổ tiên mà đổi lại họ, kính
cẩn cung nghênh, nối dòng thờ tự. Trên đây là bài ký”.
Từ trang 2 đến trang 7 là viết về cành ba, cành cụ Tô Văn Lục. Có lẽ vì
vậy mà không nói cụ Tô Văn Lục sống ở đâu nên hiện nay chưa tìm lại được
cành này. Tô Văn Đê là hậu duệ đời 7, cành ba viết gia phả năm 1902, từ đó
suy ra ông tổ dòng họ này từ Quảng Đông sang Việt Nam khoảng năm 1700.
Lúc đó ở Trung Quốc, nhà Thanh mới cướp ngôi nhà Minh.
Xã Thanh Bích xưa là xã Diễn Bích ngày nay. Cùng với mấy trang gia
phả, họ Tô Diễn Bích còn cung cấp 1 bản viết tay nói về hai ông tổ của họ
Tô Diễn Bích không biết là đời thứ mấy tên là Tô Văn Đông và Tô Văn Long
đến nay đã được 6 - 7 đời.
Chỉ từ mấy dòng thông tin ít ỏi đó, tôi đã xác định họ Tô Diễn Bích là
cành trưởng dòng dõi của cụ Tô Văn Tồn (đời 2) làm con nuôi họ Trần nên
trong gia phả gọi là Tô Trần sinh ra Trần Văn Lọ. Nếu cụ tổ từ Quảng Đông
sang là đời 1 thì Trần Văn Lọ là đời 3. Đời 4 vẫn mang họ Trần. Đời 5 không
biết tên tuổi là gì đổi lại họ Tô, sinh ra 2 con trai Tô Văn Đông và Tô Văn
Long là đời 6. Họ Tô Diễn Bích hiện nay là dòng dõi cụ Tô Văn Đông và Tô
Văn Long cũng là dòng dõi cụ Tô Văn Tồn là cành trưởng.
Tôi viết thư cho ông Tô Văn Hợi họ Tô Diễn Bích góp ý kiến sắp xếp
thế thứ họ Tô Diễn Bích nay đã đến đời 12. Và tôi đề nghị ông Tô Văn Hợi
cố gắng liên lạc để tìm lại dòng dõi cụ Tô Văn Tập cành hai ở thôn An Lý(?
) và dòng dõi cụ Tô Văn Bài cành bốn ở thôn Lý Nhân (?) . Gần đây ông Tô
Văn Hợi viết thư ra báo tin vui là đã tìm được hai chi họ anh em: dòng dõi cụ
Tô Văn Tập ở thôn An Lý chính là họ Tô xã Diễn Liên; dòng dõi của cụ Tô
Văn Bài ở thôn Lý Nhân chính là họ Tô xã Diễn Ngọc; chỉ còn dòng dõi cụ
Tô Văn Lục là cành ba vì trong gia phả không nói nơi cư trú nên nay chưa tìm
được.
Họ Tô Diễn Bích, Diễn Liên, Diễn Ngọc trước nay vẫn cho là từ họ Tô
Thanh Đoài, Quỳnh Lưu ra được 6 - 7 đời, thì nay sự hiểu sai đó đã được làm
rõ. Tổ tiên 3 chi họ này là quan lại nhà Minh, do bị nhà Thanh truy đuổi phải
chạy sang Nghệ An mới cách đây khoảng 300 năm. Còn tổ tiên họ Tô Thanh
Đoài là võ quan thủy quân của Tần Thủy Hoàng, đi chinh chiến phương Nam
gặp bão, chiến thuyền bị đắm giạt vào mũi Rồng (khu vực Thanh Đoài),
Quỳnh Lưu từ thế kỷ II TCN, cách đây đã 2200 năm.
Tô Bỉnh
- CÁC DÒNG HỌ VIỆT NAM
- Cần làm rõ nguồn gốc, cộng đồng người Việt ở vùng Tam Đảo, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc
- ƯỚC TÍNH MỘT VÀI SỐ LIỆU VỀ HỌ TÔ VIỆT NAM
- 13 năm phụng dưỡng mẹ Việt Nam anh hùng
- Nàng Tô Thị - Con người có thật
- TRAO ĐỔI THÊM THÔNG TIN VỀ THÂN THẾ ĐỨC TÔ HIẾN THÀNH
- HỌ TÔ ẤP CÁI TRÁM A2 XÃ LONG THẠNH, HUYỆN VĨNH LỢI, TỈNH BẠC LIÊU
- HỌ TÔ THỊ TRẤN NÚI SẬP HUYỆN THOẠI SƠN, TỈNH AN GIANG
- VẤN ĐỀ ĐÃ RÕ, SAO CÒN BĂN KHOĂN
- TRONG TỘC PHẢ CỦA CÁC CHI HỌ, MỘT ĐỜI THƯỜNG LÀ BAO NHIÊU NĂM
- Bảng tra Các chức quan, phẩm tước, học vị thời phong kiến Việt Nam
- Lễ báo công truy tặng danh hiệu Anh hùng LLVTND đồng chí Tô Quyền
- Thuỷ Tổ Họ Tô Việt Nam là ai?
- Bài thơ “Dáng đứng Việt Nam” và nhà thơ Lê Anh Xuân
- ANH HÙNG “MÌN GẠT”
- VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ DÒNG HỌ TRONG CỘNG ĐỒNG LÀNG XÃ HIỆN NAY.
- BÀI PHÁT BIỂU TẠI LỄ ĐÓN NHẬN BẰNG XẾP HẠNG DI TÍCH LỊCH SỬ - VĂN HOÁ ĐÌNH THUẦN LƯƠNG CỦA NHÀ SỬ HỌC LÊ VĂN LAN
- Ai soạn thảo “Bản thông cáo số 1” của Bộ Tư lệnh Quân giải phóng Sài Gòn - Chợ Lớn - Gia Định ngày 30-4-1975?
- Đất nước và người mẹ trong thơ Tạ Hữu Yên
- LỚP TRƯỞNG TÔ HIỆP NHỚ VỀ LỚP ĐỆ NHẤT B “ĐẶC BIỆT”



